Phổ biến giáo dục pháp luật
  

Breadcrumb cho trang

Trang chủ
Kế hoạch số 5068/KH-BTP-BGDĐT khảo sát, đánh giá tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường trung học

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP

Khảo sát, đánh giá tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật;
tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường trung học

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch phối hợp khảo sát, đánh giá tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông (gọi chung là các trường trung học) với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích

  • Đánh giá thực trạng và hiệu quả các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tài liệu tập huấn; tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường trung học.
  • Xác định, phân loại hệ thống tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật theo nhóm đối tượng.
  • Đề xuất xây dựng các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật cần thiết và phù hợp trong các trường trung học.

2. Yêu cầu

  • Khảo sát, đánh giá có hệ thống và toàn diện các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; các tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật hiện đang được sử dụng trong các trường trung học;
  • Khảo sát, đánh giá trực tiếp tại một số trường trung học, một số cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan tư pháp thuộc những vùng miền khác nhau trên phạm vi cả nước.
Đọc thêm...
 
Đề cương giới thiệu Luật Phổ biến, Giáo dục Pháp luật

I.  SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội''. Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”. Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”. Nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác PBGDPL như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL…Đặc biệt, Chỉ thị số            32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW) đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Tải toàn văn đề cương tại đây.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp www.moj.gov.vn)

 
Đề cương giới thiệu Luật biển Việt Nam

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BIỂN VIỆT NAM

1. Căn cứ xây dựng Luật biển Việt Nam

Luật biển Việt Nam được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

  • Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982; Nghị quyết Đại hội lần thứ X, Đại hội lần thứ XI của Đảng; các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Nhà nước về phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 30-5-2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
  • Các Tuyên bố của Chính phủ về chế độ và phạm vi các vùng biển Việt Nam bao gồm: Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; và các văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành về biển.
  • Tổng kết kinh nghiệm quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo và quá trình đổi mới việc quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia trong thời gian qua.
  • Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, các điều ước song phương về phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng như Hiệp định năm 1997 về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan, Hiệp định năm 2000 phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định năm 2003 phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia.
  • Tham khảo kinh nghiệm quản lý, bảo vệ vùng biển và luật pháp về biển của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Úc, Ca-na-đa, Ấn Độ…

Tải toàn văn đề cương tại đây.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp www.moj.gov.vn)

 
«Bắt đầuLùi123456Tiếp theoCuối»

Trang 2 trong tổng số 6