280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP.HCM
ĐT: (+84) - (8) - 38352020 - Fax: (+84) - (8) - 38398946
  
Phòng Công tác Chính trị và Học sinh, sinh viên
Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức Hội thảo Khoa học PDF. In Email
Thứ hai, 24 Tháng 12 2012 14:07

Ngày 21/12/2012, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức Hội thảo Khoa học “Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học Việt Nam”. Hội thảo đã thu hút hơn 60 bài viết của các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu, giảng viên … từ các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Điều đó, chứng tỏ sự quan tâm, trăn trở của các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu, giảng viên … trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay.

Các bài viết tập trung vào các vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức; Thực trạng giáo dục đạo đức trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới và những giải pháp tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong sinh viên.

Phần lý luận về giáo dục đạo đức, nhiều tác giả tập trung phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, như vai trò của người thầy, vai trò của cố vấn học tập, vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường, vai trò của gia đình. Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần phải kết hợp với ba yếu tố “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Nguyên lý này, khẳng định công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên không phải là công việc riêng của các trường đại học, cao đẳng.

Phần thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay, mỗi tác giả đưa ra nhận định, giải pháp riêng sao cho phù hợp với điều kiện của từng cơ sở đào tạo. TS. Vũ Thị Liên và ThS. Lê Thị Thanh Hiếu, Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La, tác giả phân tích trực trạng của sinh viên khoa Sư phạm Tự nhiên “Một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên xuất hiện những yếu kém như: không đồng cảm, chia sẻ những khó khăn vất vả với cha, mẹ, chỉ nghĩ đến đua đòi, tiêu pha hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ, vi phạm pháp luật, vi phạm an toàn giao thông...”. Nguyên  nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, hiện tượng tham nhũng, sự phân hoá giàu nghèo và những tệ nạn xã hội khác; do giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn có nhiều tồn tại và thiếu sót. Tác giả đưa ra các giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức như: Giáo dục sinh viên học tập và làm theo những chuẩn mực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghề nghiệp, tốt về phẩm chất đạo đức, gắn “dạy chữ” với “dạy người”…

ThS. Đào Thị Vân Anh và ThS. Nguyễn Thị Thu Ba, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐHSP TP.HCM khảo sát ý kiến sinh viên một số trường ĐH trên địa bàn TP.HCM về đạo đức của sinh viên hiện nay. Xét về mức độ tác động mạnh nhất đến hành vi đạo đức của bản thân sinh viên thì ba yếu tố internet, quan hệ bạn bè và sách báo phim ảnh chiếm tỉ lệ % cao nhất. Về khiá cạnh gia đình thì nhận thức và hành vi đạo đức của sinh viên chịu tác động mang tính tích cực mạnh nhất nếu sinh viên có gia đình hoà thuận, thương yêu nhau; gia đình tôn trọng sở thích và nguyện vọng của con cái, gia đình quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý của con; gia đình kinh tế ổn định cũng chiếm tỉ lệ cao…

Nhìn chung, tất cả các tác giả có một điểm chung là vấn đề đạo đức sinh viên có chiều hướng đi xuống, cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, khắc phục những mặc yếu kém, phải kết hợp đồng bộ ba yếu tố “Gia đình – Nhà trường – Xã hội”. Hầu hết các tác giả đều đưa ra những đề xuất, các giải pháp cụ thể mang tính tích cực và hiệu quả. Đó là những kinh nghiệm quý báu của bản thân, của các cơ sở đào tạo, các nhà giáo, nhà quản lý về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.

 



bogddt hethongvb tuyensinh_thi diendan hanhchinh giaotrinhdt taignuyengd
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Cẩm nang điện tử & Thi Tuyển Sinh Diễn Đàn Giáo Dục Thủ Tục Hành Chính Trong Giáo Dục Giáo Trình Điện Tử Tài Nguyên Giáo Dục Và Học Liệu