French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trường Trung học Thực Hành-Khối chuyên ĐHSP
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển giáo dục mũi nhọn; rèn luyện năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh vào thực tiễn cuộc sống”
  
Trường TH Thực hành - Khối chuyên ĐHSP Bài viết cộng tác Bài viết cộng tác của học sinh PHẢI CHĂNG CUỘC SỐNG LÀ QUÁ TRÌNH TỰ ĐIÊU KHẮC ĐỂ THÀNH NGƯỜI?
PHẢI CHĂNG CUỘC SỐNG LÀ QUÁ TRÌNH TỰ ĐIÊU KHẮC ĐỂ THÀNH NGƯỜI? PDF. In Email
Thứ ba, 01 Tháng 11 2016 16:36

PHẢI CHĂNG CUỘC SỐNG LÀ QUÁ TRÌNH TỰ ĐIÊU KHẮC ĐỂ THÀNH NGƯỜI?

 

Bạn có từng nghe qua quá trình hình thành ngọc trai tự nhiên bao giờ chưa? Người ta cho rằng ngọc trai được tạo ra khi có một vật lạ nhỏ hoặc hạt cát chui vào bên trong con trai biển và nằm luôn trong đó.

Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tiết ra một chất dịch bao bọc dị vật. Đây là các phản ứng để tự chữa lành những vết thương của loài nhuyễn thể này. Qúa trình này lập đi lập lại nhiều năm để tạo thành viên ngọc đẹp, quý và có giá tri. Trong cuộc sống, chúng ta cũng giống như viên ngọc trai kia không thể tránh khõi những va đập đầy biến động. Liệu chúng ta có sẵn lòng ôm ấp những đớn đau và học cách vươn lên để rồi một ngày tạo nên những viên ngọc trai lấp lánh? Phải chăng cuộc sống này là một quá trình tự điêu khắc để thành người mà chỉ những người đủ bản lĩnh như con ngọc trai biển kia, trong dòng lệ đớn đau bị dị vật xâm nhập vẫn kiên cường, vẫn nỗ lực đến cùng?

Nói một chút về điêu khắc. Điêu khắc gần với kiến trúc theo nghĩa nó gọt đẽo một vật cảm quan. Kiến trúc thỏa mãn công năng, điêu khắc nhỉn hơn ở khả năng thoát bỏ những vỏ bọc vật chất, hình hài, màu sắc, chất liệu để bày tỏ một quan niệm nghệ thuật cũng như thái độ sống của một thời đại. Lịch sử điêu khắc cận đại, hiện đại ghi quá trình mà điêu khắc đã cố gắng mọi nỗ lực để thay đổi , biến hóa gương mặt đô thị hoặc tất cả các trung tâm mà con người tụ sinh để thích nghi với sự đổi mới không ngừng của vũ trụ. Con người cũng giống như điêu khắc, luôn cần biết cách phát huy nội lực chính mình, luôn tự mài dũa học hỏi từ những thất bại, từ những điều tốt đẹp xung quanh ta  để tồn tại và phát triển trong chu kì vận hành riêng  của cuộc đời mà chúng ta quen ví như là quy luật hình sin trong toán học hết thăng trầm bất biến. Ý chí vươn lên từ những thất bại ấy cũng chính là công thức của một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Như danh ngôn Nam Phi: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã về phía sau bạn.” , khó khăn là một phần tất yếu của cuộc sống. Cuộc sống chúng ta không phải lúc nào cũng êm đềm như nắng ấm ban mai mà nó giống như những cơn gió, có khi mạnh mẽ dự tợn, có khi nhẹ nhàng lướt qua. Vì vậy để vượt qua những cơn giông bão đó, đòi hỏi chúng ta phải biết tìm cho mình động lực và niềm tin để đứng dậy sau những lần vấp ngã. Đó là lúc chúng ta tiếp tục nhào nặn cho chất liệu thô là cuộc đời, hướng tới mặt trời để tạo ra những sản phẩm tuyệt đẹp.

Thomas Edison, người đứng thứ ba trên thế giới về số bằng phát minh sáng chế khoa học – đã trải qua hàng vạn những lần thử nghiệm thất bại để tạo ra một phát minh lớn cho nhân loại – những phát minh mà ban đầu chỉ nghe ý tưởng về nó, mọi người đã cho rằng đó là điều “không tưởng” “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ.” Hay nhà khoa học Đồ U U (Trung Quốc ) – chủ nhân của giải Nobel Sinh Học 2015 – một người phụ nữ tận tụy với liệu pháp điều trị sốt rét  Artemisinin từ thảo dược đã tạo nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà khoa học đam mê lĩnh vực y sinh. Bà đã dành ra hơn nửa đời người loay hoay với hơn 2000 vị thuốc chiết xuất ra 380 loại thảo dược khác nhau, 200 lần thử thuốc thất bại, thực hiện một công việc tưởng chừng như mò kim đáy bể nhưng bà vẫn chấp nhận là người đầu tiên thử nghiệm công thức chưa hoàn chỉnh. Và cuối cùng bà đã thành công dù trước đó bà chỉ khiêm tốn với chức danh nghiên cứu viên cấp cao tại học viện Trung Quốc.

Gần đây hơn đó chính là tấm gương của người hùng thể thao Việt Nam Hoàng Xuân Vinh. Có ai biết người từng mang về tấm huy chương vàng  đầu tiên cho đoàn thể thao nước nhà, người thiết lập kỉ lục Olympic mới của nội dung 10m súng hơi nam đã từng không ghi nổi điểm nào vì phát súng định mệnh tại ASIAD 16, từng một bài bắn xuất sắc nhất mà cũng đáng tiếc nhất trong sự nghiệp  khi chỉ kém người đạt HCĐ 0,1 điểm ở thế dẫn trước tại Olympic 2012?

Anh đã từng có ý định giải nghệ sau viên đạn tiếc nhất đời ấy” nhưng chính bản lĩnh đã vượt lên tất cả. vất vả , gian khổ của điều kiện tập luyện thiếu thốn, của gánh nặng tâm lý đã chèn ép anh trong nhiều năm ròng rã vì anh luôn tự nhủ rằng: “Mình là vận động viên giành huy chương vàng olympic, rằng anh đã phải vươn lên mạnh mẽ như thế nào để có được ngày hôm nay. Họ kiên cường, họ mạnh mẽ được như vậy không phải là vì bên trong họ tiềm ẩn một sức mạnh thần thánh nào đâu. ọ đơn thuần bướng bỉnh theo đuổi những điều mà người ta cho là điên rồ chỉ vì bỏ cuộc không phải là sự lựa chọn của họ.


Chúng ta hay có xu hướng chờ đợi một Nguyễn Ái Quốc mới xuất hiện để định hướng đường lối phát triển đất nước, đợi một mẹ Terrasa để lan truyền ngọn lửa yêu thương đến cộng đồng mà bỏ qua những câu chuyện cổ tích trong chính cuộc đời chúng ta. Chúng ta sẽ thường biết ngưỡng mộ, ca tụng những Darwin, Enstein, Marie Curie,… như những dẫn chứng “khô khan” trong các bài luận văn thay vì học hỏi, tiếp thu những ngọn lửa đam mê học hỏi của họ và vận dụng vào chính cuộc đời thực. Giá như ai cũng có suy nghĩ: “Khi trưởng thành, tôi hiểu bản thân cần gì, đơn giản là sự say mê, hứng thú với công việc có ích . Tôi không còn cảm giác trông chờ giải thưởng, cũng chẳng muốn cạnh tranh với ai. Hạnh phúc là thế thôi.” (Giáo sư Yoshinori Ohsumi 71 tuổi – Nobel Sinh học 2016) thì có lẽ sẽ không có nhiều người rỗi hơi nhảy lầu tự tử chỉ vì những thất bại tinh yêu , hôn nhân hay căng thẳng trong công việc và  những căn bệnh thế kỷ, những vấn đề thời đại đã sớm tìm ra được chiếc chìa khóa của chính mình từ lâu rồi.
“Hãy luôn khát khao hãy cứ dại khờ” (Steve Job). Cuộc sống chính là như vậy là tập hợp vô vàn những điều biến động, là quá trình điêu khắc để thành người. Bạn sợ sẽ bị tổn thương? Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu. Đừng bao giờ cho phép mình quỵ ngã. Dù có lúc tưởng chừng mất tất cả ta vẫn còn những bài học giá từ “cái mất tất cả” đó mà. Một khi chúng ta học cách chấp nhận được đau đớn trong quá trình chuyển hóa những góc cạnh xù xì, chúng ta sẽ trở thành những hòn sỏi đá láng mịn. Khi chúng ta có đủ nghị lực, lạc quan, niềm tin và tinh thần ham học hỏi, hướng đến những điều tốt đẹp ta sẽ như những đóa hoa hướng dương cũng có ngày nhìn thấy ánh nắng mặt trời.

HUỲNH LÊ QUÝ KHOA – 11.5

THTH – ĐHSP Khóa 2016-2017

Ngày 9/10/2016

 


 Tin mới: 

Ra quân đội tuyển học sinh giỏi TP 2019

Ngày 4 – 03 – 2019, Trường trung học Thực hành ĐHSP đã có buổi họp mặt các học sinh giỏi trong đội tuyển HSG cấp TP trước ngày ra quân (đội tuyển Trường THTH gồm 106 thành viên gồm các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa lí, Văn, Anh). Kỳ thi học sinh giỏi cấp TP năm 2019 được tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Bùi Thị Xuân. Đến dự có...

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM STT Tên Lớp Giải 1 Lương Tiểu Vy 10CT Nhất 2 Văn Bội Hân 12CT Nhì 3 Văn Bội Hân 12CT Ba 4 Huỳnh Thiên Kim 10CT KK 5 Đào Võ Minh...
 

 Đang truy cập: 

Hiện có 1362 khách Trực tuyến

 Weblink 

 Truy Cập