TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT THUẬN AN
  
Home CAN THIỆP SỚM Trẻ sơ sinh và tiếng bập bẹ
Trẻ sơ sinh và tiếng bập bẹ
Thứ hai, 03 Tháng 10 2011 20:58

Tác giả: Hillary Ganek, M.A., CCC-SLP, LSLS Cert. AVT & Helen Zuganelis, M.S., CCC-SLP

Sự phát triển của tiếng bập bẹ phát sinh theo các giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên xảy ra trong hai tháng đầu sau khi sinh. Nhìn chung, những âm thanh đầu tiên mà trẻ phát ra là vô ý thức và xảy ra bởi tự bản thân trẻ.

 

Những âm thanh này không có ý nghĩa và không liên quan đến âm thanh tiếng nói. Đồng thời, trẻ sơ sinh ở độ tuổi này nhận ra giọng nói của người mẹ và nhịp điệu của ngôn ngữ người mẹ đang sử dụng. Trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ này ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Đây là lý do tại sao khuếch đại âm thanh sớm cho trẻ khiếm thính là rất quan trọng. Trẻ sơ sinh có thể phân biệt các đặc tính khác nhau của nhịp điệu và tốc độ của ngôn ngữ khi mới sinh.
Vào những tháng tiếp theo, trẻ sơ sinh thường đùa giỡn với đường thanh quản của mình bằng: giọng nói, lưỡi, môi..vv.. Ví dụ, trẻ đặt lưỡi ở những vị trí khác nhau trong miệng và khi trẻ thổi không khí qua đường thanh quản thì phát ra những âm thanh khác nhau. Trẻ lại tiếp tục đùa giỡn với các bộ phận phát ra âm thanh bởi vì trẻ thích sự cảm nhận, không nhất thiết vì thích cách phát ra âm thanh. Các trẻ sơ sinh sẽ phát ra tiếng ồn trong thời gian này ngay cả khi trẻ không thể nghe được chính mình. Trong thời gian này, đường thanh quản của trẻ sơ sinh phát triển nhiều hơn cho sự nuốt và thở hơn là để nói chuyện. Khi trẻ lớn lên, đường thanh quản phát triển hơn làm cho nó phù hợp cho sự phát triển của tiếng nói.
Khi được sáu tháng tuổi, trẻ bắt đầu lắng nghe chính mình khi trẻ bập bẹ. Trẻ nghe được chính mình và sau đó trẻ lại bập bẹ nhiều hơn nữa! Trẻ không còn phát ra tiếng ồn chỉ vì các cảm giác xúc giác. Mặc dù tiếp cận với âm thanh sớm hơn sáu tháng tuổi là quan trọng, nhưng ở giai đoạn này, nhu cầu nghe mới rõ ràng là cần thiết hơn. Trẻ em bị điếc sâu mà không nhận được khuếch đại âm thanh và sự kích thích thính giác sẽ ngưng bập bẹ ở giai đoạn này bởi vì trẻ không thể nghe được chính mình. Không có động lực nào thúc đẩy trẻ bập bẹ nữa.
Thường thì phụ huynh kể cho giáo viên và chuyên gia trị liệu rằng trẻ đã từng phát ra tiếng bập bẹ và phát ra tiếng ồn nhưng bây giờ trẻ đã ngưng. Tìm hiểu về sự phát triển của tiếng bập bẹ và tiếng bập bẹ liên quan như thế nào đến trẻ khiếm thính có thể giúp bạn giải thích cho phụ huynh các lý do bất thường của sự phát triển. Điều đó cũng sẽ giúp bạn giải thích cho phụ huynh sự cần thiết của việc phát hiện sớm và khuếch đại âm thanh thường xuyên cho trẻ sơ sinh khiếm thính. Đeo máy trợ thính càng sớm càng tốt và đeo máy thường xuyên có thể giúp duy trì sự phát triển tiếng bập bẹ như mong đợi, tương tự với một đứa trẻ nghe bình thường, tiếp xúc với âm thanh lời nói sẽ tạo sự phát triển lời nói liên tục!

 

Chỉnh sửa bởi:Helen Zuganelis, M.S., CCC-SLP            Biên dịch bởi: Thao Pham

 

TIN TỨC TRUNG TÂM

THÔNG BÁO


 AI ĐANG ONLINE 

Hiện có 1595 khách Trực tuyến