TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT THUẬN AN
  
Home CAN THIỆP SỚM Những mức độ lắng nghe
Những mức độ lắng nghe
Thứ ba, 04 Tháng 10 2011 05:06

Tác giả: Maura Berdensen, M.Ed., LSLS, Cert. AVT

Âm thanh vây quanh chúng ta. Hãy nhắm mắt lại và lắng nghe ... Chúng ta nghe mọi người nói chuyện. Chúng ta nghe tiếng gió. Chúng ta nghe tiếng động vật. Chúng ta nghe tiếng xe buýt và xe máy. Chúng ta nghe tiếng ồn.

Chúng ta nghe tiếng cười. Thật dễ dàng để nghĩ rằng chúng ta chỉ sử dụng đôi tai của mình để lắng nghe, nhưng chúng ta cần biết rằng chúng ta cũng cần bộ não của mình! Khi chúng ta làm việc với trẻ em khiếm thính (Điếc và nghe kém), hãy ghi nhớ các mức độ quan trọng của sự lắng nghe. (Bạn có thể xem lại các ghi chú của bạn từ bài giảng của ngày 1 trong phần giáo dục thính giác-lời nói để biết thêm thông tin.)

1) Phát hiện: Ở mức độ này, trẻ nghe được âm thanh và phản ứng. Trẻ có thể quay lại để tìm âm thanh và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Một đứa trẻ có thể chỉ vào tai của mình. Các biểu hiện trên mặt của trẻ thay đổi để cho ta biết rằng trẻ thích (hoặc không thích) các âm thanh. Trẻ có thể nói, "Con nghe được đó!"

2) Phân biệt: Việc phân biệt sẽ giúp chúng ta nhận biết được âm thanh hoặc lời nói là giống nhau hoặc khác nhau. Giáo viên và chuyên gia trị liệu có thể sử dụng sự phân biệt để kiểm tra nếu trẻ có thể nghe được sự khác biệt giữa âm thanh và thông tin khác nhau. Điều này giúp giáo viên lựa chọn kỹ năng phù hợp để trẻ em và gia đình thực hành.

3) Nhận biết: Khi một đứa trẻ nhận biết được thông tin thính giác, trẻ sẽ lặp đi lặp lại những gì trẻ nghe được. Trẻ có thể chỉ vào hoặc viết ra những gì trẻ nghe được. Hãy nhớ rằng khi một đứa trẻ bắt chước âm thanh và ngôn ngữ nói, điều này không có nghĩa là trẻ hiểu những gì trẻ nghe được.

4) Hiểu: Khi một đứa trẻ hiểu được lời nói và âm thanh, trẻ có thể trả lời câu hỏi và làm theo chỉ dẫn bằng lời nói. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc tham gia vào một phần của cuộc hội thoại. Phản ứng của trẻ em phải khác hơn so với những gì đã nói với trẻ. Trẻ sử dụng trí nhớ thính giác, trình tự thính giác và kỹ năng tư duy để bày tỏ hiểu biết về những gì trẻ nghe.

Những ý tưởng

Trẻ học lắng nghe trải qua các mức độ nghe khác nhau mỗi ngày. Trẻ có thể hiểu những âm thanh quen thuộc,  phát hiện âm thanh và thông tin mới. Gia đình, giáo viên và chuyên gia trị liệu nên nghĩ về các mức độ lắng nghe khác nhau. Dưới đây là một số ý tưởng về cách hỗ trợ trẻ khi trẻ lắng nghe.

Tất cả sự lắng nghe bắt đầu với việc nhận biết âm thanh. Trẻ phải nhận biết được âm thanh, không cần biết trẻ bắt đầu lắng nghe từ khi nào. Trẻ em thấy hứng thú về âm thanh và học hỏi để nhận biết âm thanh khi chúng ta:

• ... chỉ vào tai của trẻ và nói, "Cô nghe rồi! Con có nghe được không? "

• ... nhắc trẻ "lắng nghe ..." trước khi nói hay chia sẻ âm thanh có ý nghĩa.

• ... chờ đợi và cho trẻ một cơ hội để trả lời.

Việc phân biệt giúp chúng ta lựa chọn chiến lược và tạo ra việc thực hành thiết thực cho trẻ em. Trước tiên trẻ em phải hiểu khái niệm của sự giống và khác nhau. Chúng ta giúp các em tìm hiểu về phân biệt bằng cách:

• ... nói về những điều giống nhau, tương tự nhau và khác nhau.

• ... nhóm những thứ giống nhau hoặc khác nhau.

• ... lắng nghe về những thứ giống nhau hoặc khác nhau.

Nhận biết có thể mang tính chơi đùa vui vẻ. Nó bắt đầu khi người lớn lặp lại những gì trẻ nói. Nó tích lũy theo trình tự vào bộ nhớ thính giác. Chúng ta giúp trẻ em phát triển kỹ năng nhận biết bằng cách:

• ... Lặp lại những gì chúng ta nghe trẻ nói.

• ... nghe nhạc và lặp lại các nhịp điệu và lời với trẻ.

• ... lắng nghe âm thanh hoặc thông tin và sau đó giúp trẻ tìm thấy những gì trẻ nghe.

Chúng ta cùng làm việc với nhau để trẻ em ở mọi lứa tuổi tích lũy sự hiểu biết về âm thanh và ngôn ngữ nói xung quanh trẻ. Trẻ em học cách hiểu âm thanh và ngôn ngữ nói khi chúng ta:

• ... nói về những điều mà trẻ thích thú

• ... chờ đợi để cho trẻ trả lời.

• ... nhắc nhở trẻ lắng nghe và làm mẫu câu trả lời thích hợp.

Âm thanh vây quanh chúng ta và việc lắng nghe xảy ra hằng ngày. Sự hiểu biết về các mức độ khác nhau của sự lắng nghe giúp trẻ em và gia đình tìm được niềm vui trong âm thanh và ngôn ngữ nói. Chúc mọi người nghe vui vẻ ! !

 

 

TIN TỨC TRUNG TÂM

THÔNG BÁO


 AI ĐANG ONLINE 

Hiện có 1383 khách Trực tuyến