French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Phòng Thanh tra đào tạo
  
Những nội dung cơ bản của luật thanh tra năm 2010 - 1 PDF. In Email
Thứ bảy, 07 Tháng 1 2012 15:38
Chỉ mục bài viết
Những nội dung cơ bản của luật thanh tra năm 2010
1
2
3
4
5
6
Tất cả các trang

 

 

II. Những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010

Luật Thanh tra năm 2010 gồm 7 chương, 78 điều. So với Luật thanh tra năm 2004 thì Luật Thanh tra năm 2010 có thêm 2 Chương và 9 điều. Đó là Chương quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra và Chương quy định về điều kiện bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước và các nội dung liên quan đến trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý trong và sau thanh tra. Việc cơ cấu các chương này là nhằm làm rõ hơn các nội dung cần điều chỉnh trong Luật Thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của Luật trong thực tiễn. Nhìn chung, những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra thể hiện như sau:

1. Những vấn đề chung của Luật Thanh tra năm 2010

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Kế thừa quy định của Luật thanh tra năm 2004, đồng thời để khắc phục các hạn chế, bất cập đang đặt tra trong công tác thanh tra, đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong Luật Thanh tra năm 2010 thể hiện tập trung ở các vấn đề sau đây:

a) Về tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước:

Luật Thanh tra năm 2010 không phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chính và tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo ngành, lĩnh vực mà chỉ quy định về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, bao gồm:

+ Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

+ Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (một số tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở).

Việc thay đổi về tổ chức như trên là nhằm nâng cao tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời xác định rõ đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, khắc phục sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra.

b) Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước.

Luật thanh tra năm 2010 đã bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm nâng cao tính chủ động, tính độc lập tương đối cho các cơ quan thanh tra, như: quyền ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Chánh thanh tra các cấp, các ngành; việc kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kết luận thanh tra; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp đã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật…và quy định rõ phạm vi thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh trong việc thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quyết định thành lập.

c) Về hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước

Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục khẳng định về hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, Luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, đồng thời quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành, còn thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành sẽ do Chính phủ quy định.

d) Đối với hoạt động thanh tra nhân dân, trong điều kiện hiện nay việc giữ nguyên các quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật là phù hợp, bởi vì để xây dựng được một văn bản riêng về thanh tra nhân dân cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng về phạm vi điều chỉnh cũng như các nội dung cơ bản của văn bản pháp luật này, đồng thời phải tiến hành tổng kết, đánh giá để làm cơ sở cho việc xây dựng, song việc thực hiện những vấn đề này tại thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật thanh tra là rất khó thực hiện.

 



 


 Kênh video TTĐT 

 SÁCH NGHIỆP VỤ 

 TIẾP CÔNG DÂN 

 Đăng nhập 




 Hoạt động Công đoàn 

 GIAO LƯU, TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ 

 BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THANH TRA