280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP.HCM
ĐT: (+84) - (8) - 38352020 - Fax: (+84) - (8) - 38398946
  
Thông tin về hội nghị, hội thảo


Hội thảo về Thiên văn học và Vật lí Thiên thể học năm 2011 PDF. In Email
Thứ ba, 29 Tháng 11 2011 16:57


Từ ngày 21 đến 25-11-2011, Trường Đại học Sư phạm TPHCM phối hợp với Hội Thiên văn thế giới (International Astronomical Union), Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia (thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam) và một số đơn vị khác, đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hội thảo về Thiên văn học và Vật lí Thiên thể học năm 2011" (Workshop on Astronomy & Astrophysics 2011) tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM (Phòng C1009). Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học đến từ Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, các nhà khoa học Việt Nam và các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên sau đại học đến từ: Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đồng Nai, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, Viện Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ, Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư… Hội thảo đã nghe trình bày và trao đổi xung quanh 12 báo cáo về các vấn đề như hệ Mặt Trời, các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vũ trụ học, bức xạ vũ trụ, vật chất tối, thấu kính hấp dẫn…

 
Hội nghị tổng kết công tác đào tạo sau đại học (2001-2011) PDF. In Email
Thứ ba, 18 Tháng 10 2011 16:09

Ngày 14-10-2011, Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác đào tạo sau đại học (2001-2011)". Tham dự Hội nghị có gần 60 đại biểu là đại diện Ban Giám hiệu, các Phòng/Ban hữu quan, BCN Khoa và các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong và ngoài Trường đã tham gia công tác đào tạo sau đại học. Các đại biểu đã trao đổi rất sôi nổi về các vấn đề như nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế trong đào tạo cao học… Từ những ý kiến đóng góp, Trường sẽ rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo sau đại học trong thời gian tới. Hội nghị cũng đã tuyên dương, khen thưởng 6 tập thể và 128 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo sau đại học của Trường ĐHSP TPHCM giai đoạn 1987-2011.

 
Hội nghị Sinh viên NCKH năm học 2010-2011 PDF. In Email
Thứ sáu, 13 Tháng 5 2011 12:18

Ngày 12-5-2011, Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2010-2011. Tham dự Hội nghị có đại diện Ban Giám hiệu, các Phòng/Ban, BCN Khoa, BCH Đoàn Trường, BCH Hội Sinh viên Trường, Liên chi hội và Chi hội trưởng Hội SV Trường, lớp trưởng, bí thư các Chi Đoàn, Đoàn Khoa, các giảng viên hướng dẫn, các sinh viên tham gia NCKH và một số phóng viên... Từ kết quả đánh giá của Ban Giám khảo đối với những đề tài NCKH của SV được chọn báo cáo ở 3 Tiểu ban và in trong Kỷ yếu Hội nghị, Ban Tổ chức đã thống nhất trao 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 7 giải Ba14 giải Khuyến khích. Danh sách đoạt giải như sau:


DANH SÁCH SINH VIÊN ĐƯỢC KHEN THƯỞNG VỀ NCKH NĂM HỌC 2010 - 2011

(kèm theo Quyết định số      /QĐ-ĐHSP-TCHC của Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP HCM)
Stt Họ và tên Giáo viên hướng dẫn Tên đề tài Khoa Xếp loại
1 Trương Thị Thanh Tuyền,
Bùi Thị Thu Hồng,
Đinh Hoàng Diễm My,
Đỗ Ngọc Mai Thảo
ThS. Đào Ngọc Bích Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở huyện Cần Giờ – TP.HCM. Địa lý I
2 Huỳnh Hữu Cảnh,
Nguyễn Anh Tuấn,
Hồ Phạm Uyên Phương,
Nguyễn Thị Thùy Dung
TS Nguyễn Thị Kim Anh Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh cho người khiếm thị GDĐB I
3 Dương Minh Tú TS Nguyễn Tiến Công Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng Isoxazole Hóa học I
4 Huỳnh Bích Ngọc TS Phạm Thanh Hằng Nghiên cứu lỗi sai của học sinh khi học tập câu ghép tiếng Hán Trung văn II
5 Huỳnh Thị Hồng Khanh ThS Nguyễn Thị Minh Nguyệt Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí (SGK tiếng Nga dành cho học sinh lớp 10) Nga văn II
6 Võ Ngọc Thiệu TS. Trần Tuấn Nam Môđun đối đồng điều địa phương Toán - Tin học II
7 Nguyễn Khánh Long Ths. Phan Thành Lễ Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ Karate trong một số trường THCS tỉnh  Bình Phước GD Thể chất II
8 Mai Mỹ Hạnh TS Huỳnh Văn Sơn Thực trạng biểu hiện hành vi nghiện game online của học sinh THPT tạp Thành phố HCM TLGD II
9 Lê Đình Hưng TS. Trần Thanh Thủy,
CN. Trần Thị Minh Định
Phân lập chủng Nấm sợi có hoạt tính Chitinase và tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấy Sinh học II
10 Trương Thùy Dương,
Lê Thị Yến Như
TS Nguyễn Thanh Tùng Giá trị của tranh ảnh trong việc giảng dạy kỹ năng nói cho học sinh trung học phổ thông Tiếng Anh III
11 Trần Huỳnh Anh Thơ TS Đinh Phan Cẩm Vân Đoạn văn kết thúc trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Ngữ văn III
12 Võ Thị Hồng Tuyết,
Hoàng Phương Thi,
Nguyễn Thị Xuân Lan,
Ngô Thị Phương Thảo
ThS. Lê Đức Long Tiếp cận mô hình ISD để xây dựng nội dung học tập và thử nghiệm CNTT III
13 Trương Trang Cát Tường PGS.TSKH Lê Văn Hoàng Đối xứng động lực SO(10,2) và đối xứng ẩn SO(10) trong bài toán MICZ-KEPLER 9 chiều Vật lý III
14 Đặng Ngọc Hân,
Nguyễn Thị Thanh Hương,
Đặng Thị Mai Thanh,
Bùi Thị Tuyết Trinh
TS Nguyễn Thị Ly Kha Ảnh hưởng của dấu phụ đối với việc đọc ở lớp 1 GD Tiểu học III
15 Trần Thị Hằng,
Đặng Thị Diễm My,
Nguyễn Thị Hồng,
Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
ThS. Đỗ Chiêu Hạnh Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các tình huống có vấn đề hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi tự bảo vệ bản thân GD Mầm non III
16 Trần Thị Sen ThS Lê Thanh Hà Hướng nghiệp cho học sinh THPT qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân lớp 11 GDCT III
17 Trần Thị Liên TS. Nguyễn Văn Luyện,
ThS. Huỳnh Phẩm Dũng Phát
Thành lập cartogram (bản đồ diện tích) phục vụ giáo dục thiên tai ở trường phổ thông. Địa lý KK
18 Lâm Bội Oanh TS Hồ Minh Quang Ảnh hưởng của thi Kinh đến cách dùng từ trong thơ ca cổ đại Việt Nam Trung văn KK
19 Phan Ngọc Trần PGS.TS Hoàng Dũng Cơ chế gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam Ngữ văn KK
20 Nguyễn Minh Thành,
Nguyễn Thị Ngọc Yến
TS Cao Thị Xuân Mỹ Xây dựng sách tạo hình cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tuổi mầm non GDĐB KK
21 Lê Nguyên Dũng Lương Trần Hy Hiến Xây dựng WebServer và ứng dụng trong dạy học CNTT KK
22 Nguyễn Phước TS. Cao Anh Tuấn Sử dụng kính Takahashi nghiên cứu quang trắc:  Nhóm sao mở rộng (Open Cluster). Vật lý KK
23 Nguyễn Thị Yến Nhung ThS Đào Xuân Phương Trang Dạy ngữ pháp cho học sinh trung học phổ thông: So sánh ảnh hưởng của việc dùng tiếng Anh và tiếng Việt như là sự hướng dẫn của giáo viên đến việc học của sinh viên Tiếng Anh KK
24 Võ Thị Như Nhi,
Nguyễn Hứu Nguyên Trâm
ThS Đỗ Thị Nga Dạy học môn Tự nhiên - Xã hội, chủ đề động vật ở lớp 1 GD Tiểu học KK
25 Nguyễn Thị Hồng Linh TS Nguyễn Hà Thanh Đường trắc địa Toán - Tin học KK
26 Lê Thị Hồng Nhung,
Nguyễn Thị Cẩm Tú
ThS. Nguyễn Thị Anh Thư Thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ở trường mầm non GD Mầm non KK
27 Đồng Anh Luật PGS.TS. Đỗ Vĩnh Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy 100 mét cho học sinh nam lớp 10 trường THPT Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận GD Thể chất KK
28 Nguyễn Thị Xuân Phương ThS Võ Thị Hồng Trước Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục ở một số trường THCS Thành phố Buôn Ma Thuột TLGD KK
29 Phạm Xuân Bằng TS. Phạm Văn Ngọt,
ThS. Nguyễn Hoàng Hạt
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn, kháng ung thư của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) kí sinh trên một số cây trồng ở TP.HCM Sinh học KK
30 Bùi Hữu Nhân ThS Phan Đồng Châu Thủy Xây dựng phương tiện hỗ trợ dạy học các bài nguyên tử, phân tử và định luật tuần hoàn Hóa học KK
 
Cách mạng tháng Tám ở Nam Bộ PDF. In Email
Thứ năm, 07 Tháng 4 2011 10:36

Đơn vị: Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Số tham luận/đại biểu: 11/70
Thời gian: 15-9-2010

Tham dự Hội thảo có hơn 70 đại biểu đến từ: Viện Sử học Việt Nam, Viện Sử học TPHCM, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Ban Tuyên giáo các tỉnh thành phía Nam, các trường đại học phía Nam, các báo đài, đại diện Ban Giám hiệu và các Khoa, Phòng, Ban trong Trường. Đại biểu dự Hội thảo đã nghe 11 tham luận, thảo luận về bối cảnh thế giới và khu vực, sự chỉ đạo của Đảng, diễn biến và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám ở Nam Bộ.

 
Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam PDF. In Email
Thứ năm, 07 Tháng 4 2011 10:07

Đơn vị: Viện Nghiên cứu Giáo dục
Số tham luận/đại biểu: 6/120
Thời gian: 03-12-2010

Tham dự Hội thảo có khoảng 120 đại biểu là các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu giáo dục, các cán bộ giảng dạy của các trường cao đẳng và đại học trên toàn quốc, các báo đài, đại diện Ban Giám hiệu và các Khoa, Phòng, Ban trong Trường. Đại biểu dự Hội thảo đã nghe 6 tham luận, thảo luận về lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và các vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy đại học và cao đẳng.

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 8 trong tổng số 11



bogddt hethongvb tuyensinh_thi diendan hanhchinh giaotrinhdt taignuyengd
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Cẩm nang điện tử & Thi Tuyển Sinh Diễn Đàn Giáo Dục Thủ Tục Hành Chính Trong Giáo Dục Giáo Trình Điện Tử Tài Nguyên Giáo Dục Và Học Liệu