Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Giáo dục Chính trị
  
Trang Chủ Trang Chủ Giới thiệu về khoa GDCT
THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 2014: PDF. In Email
Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 17:18

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 2014:

Tất cả sinh viên của Khoa đều có quyền dự thi, mỗi sinh viên có thể đăng ký tối đa 02 nội dung trong 4 nội dung sau:

- Thi giảng bài : Sinh viên đăng ký thi giảng 1 tiết trong Sách giáo khoa Giáo dục công dân Trung học phổ thông. Giáo án thể hiện đầy đủ mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ; trọng tâm kiến thức, kiến thức khó; phương pháp sử dụng, phương tiện, tiến trình lên lớp (kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố kiến thức, dặn dò).

Đánh giá tiết giảng: nội dung kiến thức, khắc sâu kiến thức cơ bản; sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong tư duy của học sinh; liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng, ví dụ điển hình; thực hiện đúng, có hiệu quả các bước lên lớp.

Giáo án có thể có sử dụng công nghệ thông tin hoặc không sử dụng công nghệ thông tin (nếu sử dụng công nghệ thông tin nộp CD hoặc nộp file; nếu không sử dụng công nghệ thông tin thì nộp giáo án đánh máy vi tính).

- Làm đồ dùng dạy học: Sinh viên tự thiết kế đồ dùng dạy học, thiết kế hệ thống sơ đồ, bảng biểu; sưu tầm tranh ảnh, hệ thống tư liệu (phim, số liệu, sưu tầm chuyện kể về cuộc đời hoạt động của các lãnh tụ cách mạng…) phục vụ cho bài giảng trong chương trình Trung học phổ thông.

-Hùng  biện: Sinh viên chọn đề tài, vấn đề thi hùng biện, kể chuyện hoặc kết hợp cả hai hình thức nhưng phải phục vụ thiết thực cho nội dung bài giảng (Chính sách đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới; Những vấn đề toàn cầu; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoặc trong cuộc sống; Nhà hoạt động chính trị lỗi lạc; nguồn gốc các đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa…).

-Trình bày bảng: Nội dung viết bảng gắn với Sách giáo khoa Trung học phổ thông, viết đẹp, nhanh, trình bày khoa học…

Thời gian :

-         Đăng ký và nộp bài: Trước ngày 01/12/2014 – Thầy Nam;

-         Vòng sơ tuyển và bán kết: Từ ngày 05 đến ngày 15/12/2014;

-         Vòng chung kết: Từ ngày 15 đến ngày 20/12/2014.

 
DANH SÁCH PHÂN CÔNG GV HƯỚNG DẪN TN K35 PDF. In Email
Thứ hai, 01 Tháng 10 2012 18:01

TẢI FILE TẠI ĐÂY

 
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ PDF. In Email
Thứ hai, 19 Tháng 9 2011 11:14

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRONG 35 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ba mươi lăm năm nhìn lại

Sau ngày đất nước thống nhất, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976, tổ Mác – Lênin, tiền thân của khoa Giáo dục Chính trị cũng ra đời từ  đó. Khi mới thành lập, với tư cách là một tổ chuyên môn trực thuộc trường, tổ Mác- Lênin do thầy Phạm Khánh Tiến phụ trách, có nhiệm vụ giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các hệ trong trường. Do số lượng quá ít, công việc giảng dạy lại rất nhiều cho nên thời gian đầu, tổ còn mời thêm cc thầy từ Hà Nội và cả các thầy trong ban Giám hiệu cùng tham gia giảng dạy. Dần dần, với chủ trương phát triển đội ngũ đúng đắn, vừa tiếp nhận cán bộ từ Hà Nội và các nơi khác đến vừa giữ sinh viên tốt nghiệp các ngành khác gửi đi các nơi đào tạo, đến năm 1984 , tổ Mác- Lênin lúc này đã có một đội ngũ đông đảo trên 30 giảng viên và được chia làm 4 tổ bộ môn, gồm tổ Triết học, tổ Kinh tế Chính trị, tổ Chủ nghĩa Xã hội khoa học và tổ Lịch sử Đảng. Tổ đã có 01 chi bộ với 19 đảng viên, 01 đơn vị công đoàn bộ phận và 01 chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Năm 1985, trong các trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam, tình hình thiếu giáo viên Giáo dục công dân trở nên bức xúc. Hầu hết giáo viên đều dạy kê, dạy kiêm nhiệm, dạy không đúng chuyên ngành làm cho việc dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông kém chất lượng và hiệu quả. Trước yêu cầu cấp thiết về việc đào tạo đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân cho các trường phổ thông, bồi dưỡng, chuẩn hóa số giáo viên chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, Bộ Giáo dục đã ra quyết định số 607 ngày 08 tháng 06 năm 1985 cho phép thành lập khoa Mác- Lênin và từ năm 1989 đổi tên thành khoa Giáo dục Chính trị. Cho đến nay khoa đã trưởng thành qua bảy nhiệm kỳ.

Nhiệm kỳ 1 : 1985- 1989.

Khoa Giáo dục Chính trị nhiệm kỳ đầu tiên có 30 giảng viên và 02 nhân viên. Trưởng khoa là cô Nguyễn Thị Kim Hanh. Các phó trưởng khoa gồm cô Trương Thị Anh Đào và thầy Phạm Văn Tuyên. Lúc này khoa có 05 tổ bộ môn: Phương pháp giảng dạy, Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng do các thầy, cô Nguyễn thị Kim Hanh, Nguyễn Chương Nhiếp, Võ Thị Hiệp, Hoàng Thành Lân, Trương Thị Anh Đào làm tổ trưởng. Thầy Hoàng Thành Lân làm Bí thư chi bộ, Thầy Nguyễn Xuân Cổn làm Chủ tịch công đoàn.

Nhiệm kỳ 2 : 1989- 1993.

Khoa có 28 giảng viên và 02 nhân viên. Trưởng khoa là cô Nguyễn Thị Kim Hanh. Các phó trưởng khoa gồm thầy Hoàng Thành Lân và thầy Phạm Văn Tuyên. Lúc này khoa có 05 tổ bộ môn, Phương pháp giảng dạy, Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng do các thầy, cô Nguyễn Thị Kim Hanh, Nguyễn Chương Nhiếp, Bùi Thị Xuyến, Phạm Văn Tuyên, Trần Như Cương làm tổ trưởng. Thầy Trần Như Cương làm Bí thư chi bộ, Thầy Nguyễn Công Chiến làm Chủ tịch công đoàn.

Nhiệm kỳ 3 : 1993- 1995.

Khoa có 22 giảng viên và 02 nhân viên. Trưởng khoa là cô Nguyễn Thị Kim Hanh. Các phó trưởng khoa gồm thầy Trần Như Cương và cô Bùi Thị Xuyến. Lúc này khoa vẫn có 05 tổ bộ môn, Phương pháp giảng dạy, Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng do các thầy, cô Nguyễn thị Kim Hanh, Nguyễn Chương Nhiếp, Bùi Thị Xuyến, Tô Thị Lan Hương, Trần Như Cương làm tổ trưởng. Thầy Trần Như Cương vẫn làm Bí thư chi bộ, Thầy Nguyễn Công Chiến làm Chủ tịch công đoàn.

Nhiệm kỳ 4 : 1995- 1999.

Khoa có 21 giảng viên và 02 nhân viên. Nhiệm kỳ này, Trưởng khoa là cô Bùi Thị Xuyến, phó trưởng khoa là thầy Nguyễn Chương Nhiếp. Lúc này khoa vẫn có 05 tổ bộ môn: Phương pháp giảng dạy, Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng do các thầy, cô: Phí Văn Thức, Nguyễn Chương Nhiếp, Bùi Thị Xuyến, Tô Thị Lan Hương, Nguyễn Trung Tính làm tổ trưởng. Cô Tô Thị Lan Hương làm Bí thư chi bộ, Cô  Nguyễn Thị Thu Hà làm Chủ tịch công đoàn.

Nhiệm kỳ 5 : 2000- 2004.

Khoa có 22 giảng viên và 02 nhân viên. Nhiệm kỳ này, Trưởng khoa vẫn là cô Bùi Thị Xuyến, phó trưởng khoa là thầy Nguyễn Chương Nhiếp và thầy Lương Văn Tám. Khoa vẫn có 05 tổ bộ môn, Phương pháp giảng dạy, Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng do các thầy, cô: Phí Văn Thức, Nguyễn Chương Nhiếp, Trần Thanh Dũng, Tô Thị Lan Hương, Nguyễn Trung Tính làm tổ trưởng. Thầy Nguyễn Trung Tính làm Bí thư chi bộ, Cô  Bùi Thị Quỳnh Hương làm Chủ tịch công đoàn.

Nhiệm kỳ 6 : 2004- 2009.

Khoa có 22 giảng viên và 02 nhân viên. Nhiệm kỳ này, Trưởng khoa là TS Nguyễn Chương Nhiếp, phó trưởng khoa là thầy Lương Văn Tám và thầy Nguyễn Trung Tính. Khoa có 06 tổ bộ môn: Phương pháp giảng dạy, Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, do các thầy, cô: Phí Văn Thức, Nguyễn Ngọc Khá, Trần Thanh Dũng, Nguyễn Thị Nhu, Nguyễn Trung Tính và Lương Văn Tám làm tổ trưởng. Thầy Nguyễn Trung Tính làm Bí thư chi bộ, Cô  Bùi Thị Quỳnh Hương làm Chủ tịch công đoàn.

Nhiệm kỳ 7: 2009- 2013

Khoa có 24 giảng viên và 02 nhân viên. Nhiệm kỳ này, Trưởng khoa là TS Nguyễn Chương Nhiếp, phó trưởng khoa là TS Nguyễn Ngọc Khá và ThS Nguyễn Trung Tính, khoa có 06 tổ bộ môn, Phương pháp giảng dạy, Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, do các thầy, cô: Phí Văn Thức, L Đức Sơn, Trần Thanh Dũng, Nguyễn Thị Nhu, Nguyễn Trung Tính và Lương Văn Tám làm tổ trưởng. Thầy Nguyễn Trung Tính làm Bí thư chi bộ, Cô  Bùi Thị Xuyến, thầy Lê Thanh Hà lần lượt làm Chủ tịch công đoàn.

Nhiệm kỳ 8: 2013-2018

Nhiệm kỳ này khoa có 20 giảng viên, 02 viên chức hành chính, Trưởng Khoa là Ts Nguyễn Ngọc Khá, Phó trưởng Khoa là Ths Lê Văn Thuận, các tổ tưởng: Ts Trần Thanh Dũng, Ts Lê Đức Sơn, Ths Nguyễn Thị Nhu, NCS Mai Thu Trang, Ts Lương Văn Tám, Ths Ngô Bá Khiêm, Cô Đỗ Thị Thúy Yến giữ chức vụ chủ tịch công đoàn.

Từ chỗ đội ngũ ít ỏi, đa số tốt nghiệp đại học các chuyên ngành lý luận Mác- Lênin, hiện nay khoa đã có 08 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 04 đang học để trở thành thạc sĩ. Tuy vậy đội ngũ thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị vẫn không ngừng  cố gắng vươn lên về mọi mặt để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình, xứng đáng với vai trò giảng viên đại học trong giai đoạn mới.

Những đóng góp.

Với tư cách là một khoa của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên tất cả các khoa, các hệ trong trường, khoa Giáo dục Chính trị còn có chức năng đào tạo sinh viên chuyên ngành và nghiên cứu khoa học như các khoa bạn. Ba mươi lăm năm qua, khoa Giáo dục Chính trị đã đào tạo được trên 5000 sinh viên cả chính quy và không chính quy, đóng góp xứng đáng cho đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân của các tỉnh phía Nam. Một số lớn sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Chính trị đã trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, tham gia giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, có người đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước.

Cùng với hoạt động đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học cũng thu được nhiều kết quả, những năm qua, khoa đã thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ được đánh giá tốt, 01 đề tài nghiên cứu cấp Bộ khác đang được nghiệm thu; 15 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và nhiều công trình nghiên cứu khác. Ngoài ra, các thầy cô trong khoa còn tham gia biên soạn nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo, viết nhiều sách, báo chuyên khảo, tham gia viết sách giáo khoa cho các trường trung học phổ thông, v,v…

Với những thành tích trên đây, khoa Giáo dục được công nhận là tập thể lao động xuất sắc trong nhiều năm liền, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục  và đào tạo tặng Bằng khen.

 

Hướng về phía trước.

Những thành tích đạt được trong ba lăm năm qua tuy còn khiêm tốn nhưng thật đáng trân trọng, đó là kết quả nỗ lực phấn đấu của nhiều thế hệ thầy cô giáo trong khoa. Tuy nhiên, những thành tích, đóng góp của khoa Giáo dục Chính trị vẫn chưa tương xứng với tầm vóc của một khoa trong trường Đại học Sư phạm trọng điểm, chưa sánh kịp với nhiều khoa bạn và càng chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Ý thức được điều đó, toàn thể cán bộ công chức trong khoa, cả đội ngũ thầy cô giáo và sinh viên đang cố gắng vươn lên về mọi mặt. Trước mắt, cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, áp dụng trang thiết bị và công nghệ tiên tiến vào hoạt động dạy học, khoa đang ráo riết làm thủ tục để xin mở mã số đào tạo cao học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước. Mặt khác, hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học sư phạm về các môn Mác- Lênin cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Hy vọng rằng trong những năm tới, với quyết tâm đổi mới, với nỗ lực của toàn thể giảng viên, nhân viên, khoa Giáo dục Chính trị sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới, xứng đáng với một khoa thành viên trong trường Đại học Sư phạm trọng điểm.

 
«Bắt đầuLùi1234Tiếp theoCuối»

Trang 4 trong tổng số 4


 THÔNG BÁO 

CHUNG KẾT HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM VÀ TỌA ĐÀM TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM THỰC TẬP SƯ PHẠM 2020

BCN Khoa thông báo về việc Chung kết Hội thi Nghiệp vụ sư phạm và Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm thực tập năm 2020 như sau 1. Chung kết Hội thi NGhiệp vụ sư phạm vào lúc 8 giờ ngày 20 tháng 12 năm 2020 2. Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm thực tập sư phạm năm 2020 vào lúc 13 giờ 30...
 

 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học