French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
Quy định mới về mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh trình độ đại học PDF. In Email
Thứ bảy, 09 Tháng 9 2017 19:14

Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2017 và thay thế các quy định tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT.

Ngành mới mở phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu

Theo đó quy định trong thông tư, các cơ sở đào tạo muốn được mở ngành đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm các điều kiện nhất định. Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương, vùng, miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo.

Thí sinh trúng tuyển đại học nhập học
Thí sinh trúng tuyển đại học nhập học

Tên ngành đăng ký đào tạo phải có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định. Trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới) thì cơ sở đào tạo phải làm rõ: Luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).

Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện đào tạo trình độ ĐH của các ngành khác đang đào tạo. Trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ (TS) cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.

Cụ thể, có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ (ThS) trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó ít nhất 1 TS và 4 ThS, hoặc 2 TS và 2 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo; trừ những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc); sức khỏe; nghệ thuật.

Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.

Trường hợp triển khai đào tạo tại phân hiệu ngành thì phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu 40% số giảng viên cơ hữu. Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.

Đối với các ngành mới mà chưa có ThS, TS được đào tạo trong nước, nếu chưa đủ số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ cùng ngành theo quy định thì có thể thay thế bằng ThS, TS ngành gần. Các giảng viên này phải có kinh nghiệm giảng dạy trình độ ĐH ít nhất 5 năm và có ít nhất 2 công trình khoa học thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo đã công bố trong 5 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo.

Công khai tỷ lệ việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp

Về cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình phải đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học. Cụ thể, có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo, đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo của ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có); Có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.

Đồng thời, phải có thư viện, thư viện điện tử đảm bảo đủ tài liệu hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.

Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM đang học tại thư viện
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM đang học tại thư viện

Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo phải được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, sinh viên trúng tuyển, tốt nghiệp và được cấp bằng hàng năm theo các khóa học, ngành học (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật); tỷ lệ việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp các ngành đang đào tạo tại cơ sở đào tạo; công khai mức thu học phí và chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo; công khai chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của tất cả các ngành đang tổ chức đào tạo.

Đình chỉ tuyển sinh nếu tổ chức tuyển và đào tạo ngoài địa điểm được cho phép

Thông tư của Bộ GD-ĐT cũng quy định cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi xảy ra một trong những trường hợp: Không bảo đảm một trong các điều kiện mở ngành đào tạo; tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép tổ chức hoạt động đào tạo; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ tuyển sinh; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở đào tạo bị Bộ GD-ĐT thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH liên quan khi để xảy ra một trong các trường hợp: Có hành vi gian lận để được mở ngành đào tạo trình độ đại học; vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo; hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải thu hồi quyết định mở ngành; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 
Chương trình Toán phổ thông mới: Giải căn nguyên người Việt giỏi nhưng nghèo! PDF. In Email
Thứ hai, 14 Tháng 8 2017 20:36

GS Đỗ Đức Thái thẳng thắn cho rằng, Việt Nam thi cái gì cũng giỏi, nhất là Toán nhưng hiếm để lại một dấu ấn nào trong đỉnh cao trí tuệ khoa học kỹ thuật thế giới (cho đến khi có GS Ngô Bảo Châu). Dân ta giỏi đấy nhưng vì thiếu đi một yếu tố cốt lõi nên cứ... nghèo.

"Học tốt, thi tốt nhưng không sáng tạo thì chỉ mãi đi làm thuê"

Đó là nhận định của GS Đỗ Đức Thái (thành viên Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới, Chủ biên chương trình môn Toán) tại hội thảo “Toán học không xa cách” trong khuôn khổ ngày hội Toán học mở 2017 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức sáng 13/8 tại Hà Nội.

Đáng chú ý, Tổng chủ biên chương môn Toán cho biết, chương mình môn Toán sau năm 2017 sẽ hướng tới giải quyết một trong những lý do lớn nhất người Việt chúng ta giỏi nhưng vẫn nghèo. Chương trình Toán mới sẽ chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực của người học; không xem mục đích chính là thi cử, điểm số.

GS Thái thẳng thắn cho rằng, Việt Nam chúng ta có một điểm mà đã thành truyền thống là học sinh thi gì cũng giỏi. Và thú vị là "thường chỉ một, hai năm hoặc ba năm đầu kém thôi còn các năm sau thì kết quả rất cao".

GS Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban phát triển Chương trình GDPT tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán.
GS Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban phát triển Chương trình GDPT tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán.

 

Theo ông Thái đó là do việc luyện thi và không đâu xa, chính ông cũng từng bỏ công luyện học sinh tới hơn chục buổi.

“Gần đây tôi có dẫn học sinh Việt Nam đi thi toán quốc tế ở cấp Tiểu học. Mấy năm đầu tiên thì chả được giải nào, điểm kém lắm, thậm chí có năm điểm không hết, nhưng năm ngoái cả thế giới có 26 giải Nhất thì học sinh Việt Nam chiếm tới 11 giải liền”, ông kể.

“Thành tích tốt thì đáng vui nhưng cũng nhiều trăn trở. Người Việt học giỏi, thi gì cũng giỏi nhất là môn Toán học nói riêng và các môn Khoa học tự nhiên nói chung, nhưng dân tộc ta không để lại một dấu ấn nào trong cái đỉnh cao trí tuệ về Toán học hay Khoa học kỹ thuật của thế giới cho đến khi có dấu ấn đầu tiên của GS Ngô Bảo Châu. Và sau đó thì không biết bao lâu sẽ có nữa”, diễn giả này nhận định.

Chủ biên chương trình môn Toán cho rằng, mặt bằng chung học sinh Việt học tốt, thi tốt nhưng gần như thiếu đi sự sáng tạo. "Mà không sáng tạo thì chỉ có thể đi làm thuê mà thôi. Và đó là một lý do lớn khiến chúng ta giỏi mà vẫn nghèo”, ông nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://dantri.com.vn/su-kien/chuong-trinh-toan-pho-thong-moi-giai-can-nguyen-nguoi-viet-gioi-nhung-ngheo-20170814072317512.htm

 
7 ngộ nhận về giáo dục STEM PDF. In Email
Thứ sáu, 11 Tháng 8 2017 08:45

Khái niệm giáo dục STEM ra đời tại Mỹ và mới du nhập vào Việt Nam nhưng đã ít nhiều gây "bão" dư luận trong ngành giáo dục.Trước sự choáng ngợp bởi một "công thức" mới, nhiều người trở nên ngộ nhận về giáo dục STEM. Theo ông Nguyễn Thành Hải - Viện nghiên cứu giáo dục STEM (ĐH Missouri, Mỹ) thì hiện có 7 ngộ nhận về STEM.

Các ngày hội STEM luôn thu hút đông các em học sinh. Ảnh nguồn: Internet

Các ngày hội STEM luôn thu hút đông các em học sinh.

Ngộ nhận 1: Giáo dục STEM dạy lập trình và lắp ráp robot

Theo ông Nguyễn Thành Hải, có một số công ty ở Việt Nam đưa hoạt động dạy làm robot (robotics) dưới tên gọi giáo dục STEM nên đã gây ra hiểu nhầm trong phần lớn phụ huynh, giáo viên và học sinh. Một số bài báo gần đây lại đẩy dư luận đến một nhầm lẫn khác khi liên hệ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với việc cho học sinh tiếp xúc và làm quen với lập trình robot từ sớm.

Nhiều nhà giáo dục còn cổ xúy triển khai giáo dục các môn tin học và lập trình từ bậc tiểu học cho đến đại học và xem đó như một cách giáo dục STEM để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là sai lệch nghiêm trọng về khái niệm, đặc điểm và tính chất của giáo dục STEM so với cách hiểu chung của thế giới.
“Giáo dục STEM không chỉ có các hoạt động liên quan lập trình và lắp ráp robot. STEM có nền tảng từ giáo dục khoa học nên các chủ đề của nó rất đa dạng, từ sinh học, hóa học, vật lý học, đến khoa học môi trường, khoa học vũ trụ, v.v... Dạy học về sử dụng năng lượng mặt trời cũng được xem là một hoạt động giáo dục STEM trong đó học sinh được học về vật lý, hóa học và cách tính toán các nguồn năng lượng” – ông Nguyễn Thành Hải nhấn mạnh.
Ngộ nhận 2: Học sinh có thể mất nền tảng giáo dục xã hội và nhân văn
Theo ông Hải, Thực tế giáo dục STEM hỗ trợ tốt hơn cho học sinh trong các môn xã hội và nhân văn. Mỹ là nơi khai sinh ra khái niệm về STEM; họ luôn chú trọng giáo dục hài hòa và toàn diện đối với trẻ.
Giáo dục STEM là cách tiếp cận thông qua giáo dục tích hợp và liên ngành, giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích và thấy các môn khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống xã hội. Từ đó, trẻ hình thành các tư duy suy nghĩ bậc cao (high-order thinking) như tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề... Đó cũng chính là những tư duy cần thiết để học tốt kể cả các môn về giáo dục xã hội và nhân văn.
Giáo viên khuyến khích học sinh đọc sách, tìm hiểu về các vấn đề trong đời sống xã hội, để đưa ra các ý tưởng và sáng kiến về khoa học và công nghệ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong giáo dục STEM, học sinh không chỉ học trong lớp học mà còn có những chuyến đi thực tế. Sau những chuyến đi như vậy, cảm xúc của nhiều học sinh trở nên tốt hơn, có cách diễn đạt giàu hình ảnh và giàu cảm xúc hơn.

 

 

 
THÔNG BÁO CHIÊU SINH: Khóa bồi dưỡng chuyên đề "Luyện chữ đẹp" - Khóa 05 PDF. In Email
Thứ hai, 07 Tháng 8 2017 07:55

Chi tiết như sau: 
Trường Đại học Sư phạm TP. HCM thông báo chiêu sinh khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện chữ đẹp” tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm TP. HCM.

1.Đối tượng: Học sinh, sinh viên, giáo viên, người yêu chữ,….

2.Số lượng: 25 học viên/ lớp

3.Học phí toàn khóa: 1.000.000 đồng/ học viên

4.Mục đích:

- Luyện chữ học sinh đẹp và chuẩn theo chương trình giáo dục hiện hành

- Viết chữ đẹp và nhanh

- Hướng dẫn tư thế viết chữ chuẩn cho các học sinh.

5.Nội dung:

- Những kĩ năng cơ bản: tư thế ngồi, để vở, cầm bút, luyện tay, viết đúng một số nét.

- Quy trình viết chữ thường, chữ số

- Quy trình viết chữ hoa

- Các kỹ thuật viết Chữ: viết liền mạch, viết đúng khoảng cách, đánh dấu chữ và dấu ghi thanh

- Luyện tập viết chữ theo nhóm: viết đúng, đẹp các chữ hoa đã được chia theo nhóm

- Luyện tập tổng hợp: viết đúng các kĩ thuật viết chữ đẹp bước đầu biết trình bày bài viết đẹp

- Luyện tập tổng hợp: củng cố lại các kĩ thuật viết đã có. Nắm chắc cách trình bày một số dạng văn bản: thơ, văn xuôi…

- Sáng tạo sửa sai: cách sáng tạo một số mẫu chữ hoa, sáng tạo trong trình bày, củng cố các kĩ năng viết chữ khác.

6.Thời gian:

- Thời gian một khóa học: 01 tháng (01 khóa 15 buổi)

- Thời gian khai giảng: Dự kiến ngày 11 tháng 11 năm 2017

- Học viên có thể đăng ký vào các lớp: các ngày 2,4,6 (17:30 đến 19:45) hoặc 3,5,7 (17:30 đến 19:45) hoặc thứ 7 và chủ nhật (sáng và chiều).

7.Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM (280 An Dương Vương, P. 4, Q. 5).

8.Cấp Giấy chứng nhận: Kết thúc khóa học, học viên tham dự đầy đủ các học phần quy định sẽ được trường ĐHSP TP.HCM cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa: “Luyện chữ đẹp”.

9.Hình thức đăng kí:

- Học viên đăng kí trực tiếp tại Trung tâm Phát triển Kỹ năng Sư phạm trường ĐHSP Tp. HCM, 280 An Dương Vương, P4, Q5 (Phòng C908)

- Đăng kí online: Học viên gửi phiếu đăng kí (theo mẫu tại đây) qua địa chỉ email bên dưới hoặc đăng kí theo link: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeBdu6Z52aS5Z2cqAR-E2FbEVZNzra_5s4qloBrwIXjafv8JQ/viewform?usp=sf_link

Chi tiết liên hệ:  Cô Quỳnh – Trung tâm Phát triển Kỹ năng Sư phạm, ĐT: 0944844858. Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .

- Học viên có thể đóng tiền qua ngân hàng:

Tên tài khoản: Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

STK: 1606201036044 tại NH NN&PTNT Agribank chi nhánh An Phú TP. HCM

Nội dung: Họ tên – LCĐ K05 – số điện thoại (Ví dụ: Nguyễn Văn A – LCĐ K05 – 09xx)

- Miễn hoàn lại học phí.

 
Hai băn khoăn khi đưa giáo dục STEM vào chương trình phổ thông mới PDF. In Email
Thứ tư, 26 Tháng 7 2017 20:49

Để thúc đẩy mô hình giáo dục STEM vào chương trình phổ thông sắp tới một cách hiệu quả, cần phải giải quyết các bất cập từ cơ sở vật chất, tới cách thức thi cử.

Thi trắc nghiệm khó thúc đẩy dạy học STEM

Cách thức tổ chức các kỳ thi ảnh hưởng lớn tới việc dạy và học, do đó tác động tới việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

Nhận định này được nhiều đại biểu đề cập tại hội thảo giáo dục STEM trong chương trình GDPT mới, hôm qua 25/7.

Trong bài tham luận "Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM", GS.TS Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban Phát triển Chương trình GDPT tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán nêu ra những lưu ý về việc này.

Ông Thái cho rằng, kiểm tra đánh giá và thi cử cần tương thích với những tư tưởng cơ bản của giáo dục STEM. Thế nhưng nếp nghĩ “thi gì học nấy” là một trở lực lớn trong việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông.

Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh thực tế về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của giáo viên, cơ sở vật chất của các nhà trường, điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,... việc khai thác, áp dụng những điểm mạnh của giáo dục STEM không đơn giản.

"Chúng ta đã chuẩn bị các văn bản cần thiết chỉ đạo triển khai giáo dục STEM? Cán bộ quản lí các nhà trường phổ thông có thực sự quan tâm đến giáo dục STEM hay không? Bởi nếu không thì có thể viện dẫn rất nhiều lí do để không áp dụng" - ông Thái nêu vấn đề.

chương trình giáo dục phổ thông tổng thể,chương trình giáo dục phổ thông mới,chương trình gdpt,STEM
Các nội dung giáo dục STEM mang tính thực hành trong khi thi vẫn là kiểm tra kiến thức.

Trong bài tham luận trình bày kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM tại Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), bà Nguyễn Thu Anh, hiệu trưởng nhà trường cũng nhận thấy hình thức thi như hiện nay là một "khó khăn" đối với việc triển khai giáo dục STEM.

Cụ thể, kỳ thi THPT quốc gia thi được tổ chức bằng các bài thi trắc nghiệm, trong khi STEM là sản phẩm. Từ lớp 11 là phải "nói không" với STEM để ôn luyện thi trắc nghiệm "cho thật siêu" để sắp tới thi đỗ vào một trường ĐH.

"Vì vậy, thay đổi chương trình thì dứt khoát phải thay đổi đánh giá. GS Thái nói rất đúng, học sinh hiện nay học để thi thôi, mục tiêu là làm sao đỗ được ĐH. Vì vậy, thay đổi cách đánh giá thì tính khả thi trong việc triển khai GD STEM mới có thể đạt được".

Trong phần phát biểu kết luận, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới khẳng định, ban soạn thảo cũng nhận thức rất rõ về tác động của các kỳ thi đến chương trình.

"Chương trình này đòi hỏi học sinh đi vào thực tiễn rất nhiều, các em phải tham gia các dự án nghiên cứu khoa học. Nhưng đến lúc thi mà thi chung như thế này thì chỉ ra đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng giải bài tập thôi. Như thế, làm sao giáo viên dành thì giờ dạy học sinh theo phương pháp STEM, chú trọng thực hành được?"

GS Thuyết cho biết, trong dự thảo chương trình đã quy định việc thay đổi cách thức đánh giá, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, sau đó, Hội đồng thẩm định có ý kiến cho rằng, Luật Giáo dục hiện hành vẫn đang quy định phải thi tốt nghiệp. Nghị quyết 88 cũng đề cập đến việc đổi mới cách thi và đánh giá.

Nếu quy định ngay trong chương trình GDPT mới thì sẽ liên quan tới luật và nghị quyết.

Vì vậy, ban soạn thảo đã chuyển phần "thi tốt nghiệp, tuyển sinh các lớp đầu cấp, tuyển sinh ĐH" ở phần "điều kiện thực hiện chương trình".

Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/hai-ban-khoan-khi-dua-giao-duc-stem-vao-chuong-trinh-pho-thong-moi-386349.html

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 3 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD