French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
Thi THPT Quốc Gia: Đề thi sẽ có ít nhất 60% câu hỏi ở mức độ cơ bản PDF. In Email
Thứ năm, 01 Tháng 6 2017 09:41

Trước băn khoăn của dư luận về tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia khi các sở GD-ĐT địa phương chủ trì, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết sẽ có biện pháp siết chặt.

Học sinh lớp 12 Trường THPT Gò Vấp (TP.HCM) trong những ngày nước rút ôn thi THPT quốc gia /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Tăng cường thanh tra, giám sát

Nhiều ý kiến băn khoăn việc giao quyền chủ động cho các sở GD-ĐT tổ chức thi THPT quốc gia sẽ rất khó nghiêm túc vì áp lực tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT hay việc chạy theo “bệnh thành tích”.
PGS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, chia sẻ: “Những khó khăn, bất cập hoặc những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong quá khứ là bài học kinh nghiệm sâu sắc để tổ chức các kỳ thi, trong đó có kỳ thi THPT quốc gia. Từ năm 2015 đến nay, khi tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thì vai trò của sở GD-ĐT ngày càng rõ nét. Kỳ thi năm 2015, 2016 là sự tập dượt, chuẩn bị từng bước để năm 2017 này tổ chức thi tại các địa phương do sở GD-ĐT chủ trì”.

Theo ông Trinh, giải pháp chỉ đạo của Bộ là tăng cường phối hợp đi liền với phân cấp, gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm cho các địa phương. “Công tác thanh tra sẽ được tăng cường, tất cả các vi phạm quy chế thi đều sẽ được xử lý nghiêm túc, đủ sức răn đe theo quy định của quy chế và pháp luật hiện hành”, ông Trinh nhấn mạnh.

Tập huấn kỹ nghiệp vụ in sao đề thi
Dư luận cũng lo ngại về số lượng đề thi rất lớn sẽ khiến các địa phương gặp khó khăn khi in, sao đề thi.
Ví dụ, cụm thi TP.Hà Nội sẽ cần tới 77.000 đề thi tự luận, 400.000 đề thi trắc nghiệm. Ông Mai Văn Trinh cho biết: “Bộ đã hướng dẫn chi tiết quy trình in sao đề thi, trong đó đặc biệt lưu ý một số điểm sau: Địa điểm in sao phải đảm bảo 3 vòng độc lập, cách ly, đáp ứng yêu cầu bảo mật, ăn, ở, in sao đề thi, phòng chống cháy nổ. Qua các đợt kiểm tra vừa qua cho thấy các địa phương đều đã có phương án chuẩn bị rất chi tiết, cẩn thận cho công tác in sao đề thi, xem đây là khâu rất quan trọng quyết định đến thành công của kỳ thi năm nay. Bộ đã tập huấn kỹ nghiệp vụ in sao đề thi cho các đơn vị, trong đó hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ về yêu cầu kỹ thuật đối với các máy móc, thiết bị, đặc biệt nhấn mạnh quy trình in sao, đóng gói, bảo mật đề thi. Bộ cũng đã gửi công văn hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và quy trình in sao đề thi báo cáo Bộ trước khi triển khai thực hiện”.


 

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://thanhnien.vn/giao-duc/de-thi-se-co-it-nhat-60-cau-hoi-o-muc-do-co-ban-840396.html

 

 
Giảm các cuộc thi gây bức xúc cho giáo viên và học sinh PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 5 2017 20:38

Bộ GD-ĐT vừa có chỉ đạo giảm các cuộc thi cấp quốc gia cũng như các cuộc thi tại địa phương dành cho giáo viên và học sinh phổ thông đồng thời điều chỉnh chính sách với người dự thi, không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua với các địa phương, đơn vị.

Theo công văn Bộ GD-ĐT gửi tới các sở giáo dục đào tạo địa phương, kết quả rà soát của Bộ GD-ĐT cho thấy, số lượng các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh hiện nay quá nhiều, chồng chéo, gây áp lực cho giáo viên, học sinh.

Nhiều cuộc thi không nhận được sự đồng tình của xã hội.

giáo viên, học sinh, nhà trường
Quá nhiều cuộc thi đang khiến giáo viên và học sinh áp lực. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.

Vì vậy, Bộ GD-ĐT chủ tưởng giảm các cuộc thi cấp quốc gia, chỉ chọn một số cuộc thi cơ bản, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của ngành để tổ chức.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh chính sách đối với người dự thi, không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với các địa phương, đơn vị.

Đối với các cuộc thi do các sở GD-đT địa phương tổ chức, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu rà soát và tinh giảm.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền với họt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của giáo viên và học sinh.

Không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không xét giải tập thể và không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với đơn vị tham gia.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo, hình thức tổ chức cuộc thi phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, giáo viên và học sinh tham gia một cách tự nguyện, miễn phí, khuyến khích hình thức thi trực tuyến để có thể thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia.

Bên cạnh đó, không sử dụng kết quả các cuộc thi do sở GD-ĐT tổ chức và thành tích của học sinh do sở GD-ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm 2017-2018, tuyển thẳng trong xét tuyển học sinh đầu cấp từ năm học 2018-2019.

Theo đó, Bộ GD-ĐT cũng không xác nhận lại thành tích của giáo viên và học sinh do các sở GD-ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở rà soát báo cáo lại các cuộc thi sẽ tiếp tục duy trì tại địa phương trước ngày 31/5.

Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/giam-cac-cuoc-thi-danh-cho-giao-vien-va-hoc-sinh-374521.html

 
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 5 2017 20:33

GD&TĐ - Sáng nay (25/5), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì hội thảo xin ý kiến các bộ ngành, tổ chức quốc tế, Sở GD&ĐT về dự thảo kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2025 và định hướng đến 2030.

Hội thảo góp ý cho dự thảo kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2025 và định hướng đến 2030.

Hội thảo góp ý cho dự thảo kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2025 và định hướng đến 2030.

Ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, trong Kế hoạch này, Bộ GD&ĐT được giao triển khai hầu hết mục tiêu số 4, đó là đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người và mục tiêu 13.3.b.

Cụ thể: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục THCS miễn phí, công bằng, có chất lượng, được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học;

Cũng đến 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả; đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong GD&ĐT cho những người dễ bị tổn thương; đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới biết đọc, viết;

Đảm bảo những người học được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững; xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới, cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người.

Bộ GD&ĐT cũng được giao nhiệm vụ chủ trì đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trong các chương trình bậc giáo dục, đào tạo các cấp; xây dựng các chương trình đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát khí thải nhà kính.

Thực hiện sáng kiến trường học an toàn, các hoạt động phòng, chống thiên tai - ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, trên cơ sở các mục tiêu phát triển bền vững và Quyết định 622, Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch để triển khai trong toàn Ngành.

Khi xây dựng dự thảo kế hoạch nói trên, Bộ GD&ĐT đã nhiều lần họp với các cục, vụ. Sau hội thảo xin ý kiến góp ý của các bộ ngành, các tổ chức quốc tế, Sở GD&ĐT hôm nay, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo để có thể trình Bộ trưởng k‎ý ban hành.

Thứ trưởng hy vọng, khi kế hoạch ban hành sẽ nhận được sự đồng hành hỗ trợ của các bộ ngành, các tổ chức quốc tế,… để thực hiện được mục tiêu đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Trong buổi sáng diễn ra hội thảo, đại diện các bộ ngành, tổ chức quốc tế, các Sở GD&ĐT đã cùng trao đổi, góp ý cho dự thảo kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến 2030 với các nội dung: tên kế hoạch, mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể; một số chỉ số theo dõi, giám sát; giải pháp thực hiện chủ yếu; tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch...

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thuc-hien-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-linh-vuc-gddt-3339562-v.html

 
Việt Nam xếp thứ 3 thế giới trong Hội thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế tại Mỹ PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 5 2017 10:12

Với 5/8 dự án tham dự đoạt giải chính thức của Hội thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế, Việt Nam là một trong ba nước đứng thứ ba (Việt Nam, Đức và Úc) về số lượng giải thưởng nhiều sau Mỹ và Ấn Độ tại sân chơi sáng tạo khoa học quốc tế.

Chiều 24/5, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ đón và trao giải cho đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế Intel ISEF 2017. Niềm vui mừng hiện rõ trên tất cả gương mặt người tham dự khi đoàn Việt Nam mang về những thành tích đáng ghi nhận.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao hoa chúc mừng và bằng khen cho em Phạm Huy chiều 24/5.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao hoa chúc mừng và bằng khen cho em Phạm Huy chiều 24/5.

 

Phát biểu tại buổi lễ đón đoàn, PGS.TS Lê Trọng Hùng - Trưởng đoàn Intel ISEF 2017 cho hay: Cuộc thi Intel ISEF 2017 với sự tham gia của 78 nước với tổng số học sinh tham sự là 1.778 em. Cụ thể, Việt Nam là 1 trong 48 quốc gia/ vùng lãnh thổ có dự án đoạt giải của Hội thi trên tổng số 78 quốc gia/vùng lãnh thổ tham dự Intel ISEF 2017.

Trong 8 dự án tham dự, nước ta có 5 dự án đoạt giải (gồm 1 giải Ba và 4 giải Tư). Ngoài ra, có 4 dự án đoạt giải đặc biệt do các tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.

Thay mặt Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhiệt liệt chào mừng và biểu dương đoàn học sinh trở về từ Los Angeles (Mỹ) với chiến thắng đáng tự hào.

Các thí sinh trở về từ cuộc thi Intel ISEF 2017.
Các thí sinh trở về từ cuộc thi Intel ISEF 2017.

 

Thứ trưởng nhấn mạnh, nếu như Toán học là lĩnh vực Việt Nam có bề dày thi đấu từ lâu thì ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật này, chúng ta còn rất mới so với các nước trên thế giới. Theo đó, Việt Nam chính thức tham dự cuộc thi Intel ISEF từ năm 2013. Sân chơi quốc tế này mỗi năm quy tụ khoảng 80 quốc gia/ vùng lãnh thổ tranh tài. Cuộc thi đòi hỏi ở thí sinh kiến thức tổng hợp từ khoa học, kỹ năng làm dự án đến kỹ năng thuyết trình tự tin bằng tiếng Anh.

“Tuy mới tham gia nhưng chúng ta có thành tích ấn tượng, thành tích năm sau cao hơn năm trước; thứ hạng được cải thiện, chất lượng nâng lên. Điều vui mừng là năm nay Việt Nam nằm trong 60% nước tham dự đạt giải và đặc biệt, xếp thứ 3 toàn đoàn. Kết quả đó thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ Việt Nam trên đấu trường quốc tế, mang vinh quang về cho gia đình, thầy cô và quê hương đất nước”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa vui mừng nói.

Cũng theo Thứ trưởng, thành tích bước đầu này sẽ là động lực cho các em trên con đường tương lai và chính các em sẽ là nòng cốt, hạt nhân cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở nhà trường. Đồng thời, là hướng đi đúng nhằm chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới và cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Người thân vui mừng đón Phạm Huy tại sân bay từ Mỹ trở về sáng 24/5.
Người thân vui mừng đón Phạm Huy tại sân bay từ Mỹ trở về sáng 24/5.

 

Em Phạm Huy - học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị là thí sinh mang về giải Ba cho đoàn Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Niềm (mẹ Huy) cho biết, khi nhận được tin báo từ Mỹ về việc con trai mình đoạt giải, bà đã không ngủ được vì vui sướng.

Đêm trao giải cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế do Intel tổ chức tại bang California (Mỹ) đã diễn ra với sự góp mặt của gần 1.800 thí sinh đến từ 78 quốc gia trên thế giới.

Đoàn học sinh Việt Nam có tới 8 gương mặt được xướng tên trong đêm trao giải với các hạng mục khác nhau.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng hoa chúc mừng cho đại diện trưởng đoàn.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng hoa chúc mừng cho đại diện trưởng đoàn.

 

Ở hạng mục Hóa học, đoàn Việt Nam có 2 giải tư với dự án của Trần Đan Khuê và Vũ Nam Anh, học sinh trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); Bùi Đỗ Minh Quân và Đỗ Mai, học sinh trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng).

Tại hạng mục Robot và máy móc thông minh, Việt Nam giành một giải ba và một giải tư. Trong đó, Chử Hoàng Minh Đức và Phạm Thiên Tân của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đoạt giải Tư với dự án "Găng tay phiên dịch tương thích với điện thoại thông minh dành cho người khiếm thính"; Phạm Quang Huy, học sinh trường THPT Quảng Trị, đoạt giải Ba với dự án "Cánh tay robot cho người khuyết tật".

Các thí sinh đoạt giải Tư.
Các thí sinh đoạt giải Tư.

 

Ngoài ra, Trần Thị Anh Thư của trường THPT chuyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) đem về thêm một giải Tư với công trình "Phần mềm hỗ trợ học Hóa, tích hợp công nghệ thực tế tăng cường trên nền tảng Android" trong hạng mục Phần mềm hệ thống.

Trước đó một ngày, Phạm Quang Huy cũng giành được giải Ba do Viện Kỹ nghệ và Điện tử Quốc tế trao tặng kèm phần thưởng trị giá 400 USD. Trần Thị Anh Thư cũng vinh dự nhận giải thưởng của Học viện Oracle và GoDaddy, nhà cung cấp công nghệ lớn nhất thế giới dành cho doanh nghiệp nhỏ với tổng trị giá lên đến 6.500 USD.

Ghi nhận thành tích của các thí sinh xuất sắc đạt giải, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có quyết định khen thưởng cho các em. Giải Ba được trao phần thưởng 7 triệu đồng, mỗi thí sinh đạt giải Tư được trao giải thưởng 3 triệu đồng kèm Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Nguồn thông tin: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/viet-nam-xep-thu-3-the-gioi-trong-hoi-thi-khoa-hoc-ky-thuat-quoc-te-tai-my-20170524165843581.htm

 
Tiến sĩ Úc chỉ cách dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo PDF. In Email
Thứ sáu, 19 Tháng 5 2017 08:33

Bằng những nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm, vị tiến sĩ người Australia đã chia sẻ phương pháp dạy các môn khoa học mang tính tương tác đầy thú vị.

 

trải nghiệm sáng tạo, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, STEM, đổi mới giáo dục
TS Stuart hướng dẫn các học viên chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm từ những nguyên liệu đơn giản. Ảnh: Lê Văn.

Đó là buổi chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy của TS Stuart Kohlhagen, nguyên là giám đốc Khoa học và học tập của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia Australia. Những người tham dự chủ yếu là giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

Buổi chia sẻ nặng tính chuyên môn về nội dung phương pháp sư phạm lại trở nên vô cùng sôi động với những thí nghiệm nho nhỏ, đơn giản song rất thú vị dành cho những người tham gia.

Thay vì giới thiệu về phương pháp của mình thông qua những slide trên máy chiếu như thông thường, vị tiến sĩ đến từ Australia mở ba lô lấy ra hàng loạt những "dụng cụ thí nghiệm" của mình.

Hầu hết là những thứ người ta có thể mua ở bất cứ cửa hàng tạp hóa nào: Chiếc cốc nhựa uống nước dùng một lần, cuộn chỉ sợi to, băng keo, kéo, dao cắt giấy,…

Ông Stuart cho biết, ông sử dụng những nguyên liệu đơn giản này để dạy nhiều chủ đề khoa học cho học sinh. Và vị tiến sĩ đã thực hành ngay tại lớp.

Để giới thiệu những nguyên lý quang học, ông Stuart đã yêu cầu các học viên tự tay chuẩn bị những chiếc cốc được bịt một đầu bằng giấy bạc còn một đầu bằng giấy thường rồi đục một lỗ nhỏ trên tờ giấy bạc.

Tiếp đó, ông Stuart cầm trên tay chiếc đèn màu đỏ, màu xanh lá và màu xanh lam lần lượt chiếu để các học viên nhìn thông qua chiếc lỗ nhỏ trên miếng giấy bạc bịt ở miệng cốc. Học viên sẽ tự so sánh sự khác biệt khi ông thay đổi vị trí đèn, tự đặt câu hỏi và tự trả lời.

Hầu hết những người tham gia buổi chia sẻ chuyên môn đều thích thú thực hiện thí nghiệm do ông Stuart đưa ra.

Ông Stuart cho biết, việc sử dụng những nguyên liệu đơn giản kết hợp với những tìm tòi khám phá mang tính mở nhằm mục tiêu thu hút cũng như thách thức những bộ óc trẻ là cốt lõi của phương pháp giảng dạy mang tính tương tác mà ông muốn chia sẻ.

Với phương pháp này, học sinh không chỉ học tốt hơn những môn khoa học mang tính học thuật như Toán, Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Kỹ thuật… mà còn giúp học sinh trang bị những kỹ năng quan trọng như kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và phản biện.

"Ở trung tâm của chúng tôi có một khẩu hiệu rất nổi tiếng, đó là, nếu bạn nghe thì bạn dễ quên, bạn nhìn thì bạn có thể nhớ còn bạn làm thì bạn sẽ thực sự hiểu" - ông Stuart nói.

trải nghiệm sáng tạo, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, STEM, đổi mới giáo dục
Các học viên trải nghiệm trực tiếp phương pháp giảng dạy mang tính tương tác mà TS Stuart chia sẻ. Ảnh: Lê Văn.

Theo vị tiến sĩ đến từ Australia, điểm quan trọng của phương pháp dạy mang tính tương tác này là hướng tới trang bị kỹ năng cho học sinh thông qua việc thu hút các em tham gia vào cùng suy nghĩ và giải quyết một vấn đề hay tình huống đặt ra chứ không nhấn mạnh vào cơ sở vật chất.

Những thí nghiệm đơn giản vẫn có thể kích thích trí tò mò, sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh mang đến cho chúng những kỹ năng cần thiết trong suốt cuộc đời của các em sau này.

Từ đó, ông Stuart cho rằng, các chính phủ nên đầu tư vào giáo viên để họ chắc chắn và tự tin đứng lớp dạy các em thay vì đầu tư trang thiết bị công nghệ mà chỉ 1-2 năm sau sẽ lạc hậu.

"Đầu tư vào con người sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn" - TS Stuart khẳng định. Đây cũng là mục đích của chuyến chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của ông Stuart lần này.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/tien-si-tay-chi-cach-day-hoc-sinh-trai-nghiem-sang-tao-373427.html

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 6 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD