French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
Học bổng Endeavour PDF. In Email
Thứ ba, 16 Tháng 5 2017 10:13

Thông tin về học bổng Endeavour:

 
Dự thảo chương trình GDPT tổng thể có tính khả thi cao PDF. In Email
Chủ nhật, 16 Tháng 4 2017 08:21
GD&TĐ - GS TS Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Thái Nguyên - chia sẻ những nhận định, góp ý để hoàn thiện dự thảo chương trình GDPT tổng thể.

Những ưu điểm của dự thảo

Đã dựa trên các căn cứ khoa học giáo dục hiện đại. Đặc biệt là các quan điểm của Piagie - Nhà Tâm lí học Thụy Sĩ - về lí thuyết kiến tạo đã được thẩm thấu khá rõ vào bản chương trình tổng thể; cùng với lí thuyết xã hội của Vygoxki, các quan điểm về thuyết kiến tạo xã hội cũng được phản ánh trong toàn bộ các quan điểm, nội dung cốt lõi và mục tiêu của chương trình. Đây là các quan điểm khoa học đã được giáo dục Mỹ tiếp nhận và được coi là cốt lõi của lí thuyết giáo dục của Mỹ.

Phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam. Chương trình đã có sự kế thừa từ các chương trình hiện có; những nội dung thể hiện trong mục tiêu, quan điểm và cách tiếp cận đã được tổng kết từ thực tiễn giáo dục đất nước, đã có bước chuyển tiếp khoa học nhất định.

Không tạo ra sự thay đổi quá đột ngột mà có kế thừa, ví dụ từ 3 cặp phẩm chất từ những bản dự thảo trước đã xây dựng thành 4 cặp phẩm chất gồm 8 phẩm chất chủ yếu. Các lĩnh vực giáo dục cơ bản cũng đã được bổ sung.

Phù hợp với xu hướng đổi mới của thế giới về giáo dục phổ thông. Có thể nhận định các vấn đề cơ bản của bản Dự thảo lần này đã có sự tương đương với nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Có tính khả thi cao. Bản chương trình khung đã thỏa mãn 2 điều kiện là phù hợp với năng lực giáo viên và phù hợp với điều kiện hiện có về cơ sở vật chất.

Mặc dù còn phải thể hiện ở chương trình môn học nhưng do đã xác định rõ các mục tiêu, quan điểm và vấn đề lõi nên bước chuyển từ chương trình tổng thể sang chương trình môn học và hoạt động của giáo viên là có tính khả thi cao.

Có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Đây là điểm rất mới của bản dự thảo, đã tạo cơ hội cho mọi thành phần khác tham gia vào các khâu của chương trình.

Mặc dù giáo dục nhà trường là định hướng chủ yếu nhưng trong thiết kế các phạm vi môi trường của các hoạt động trong chương trình đã tạo độ “mở” rất cao; đã thực sự góp phần triển khai chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng.

Một số góp ý thêm

Do bậc học nền tảng trung học bắt buộc đến lớp 9, nên các nước coi trọng các lĩnh vực giáo dục với triết lí cân bằng giữa các lĩnh vực. Ở một số nước, họ coi trọng lĩnh vực giáo dục môi trường. Nên khi thiết kế các chương trình môn học cụ thể, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực gần: Hóa – Sinh - Địa lí…cần quan tâm.

Cũng trong các chương trình môn học, phải thiết kế theo các xu hướng giảm lí thuyết, coi trọng các hoạt động của người học và việc tạo ra môi trường học trong trường và ngoài trường học rất quan trọng đối với chương trình giáo dục.

GS.TS Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Thái Nguyên

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/du-thao-chuong-trinh-gdpt-tong-the-co-tinh-kha-thi-cao-3162004-v.html

 
Dự thảo chương trình phổ thông: Quá tham vọng! PDF. In Email
Chủ nhật, 16 Tháng 4 2017 08:09

Góp ý cho Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được công bố, một số chuyên gia giáo dục cho biết dự thảo quá tham vọng.

 

Không cẩn thận sẽ xáo trộn

Trao đổi với PV Dân trí vào sáng 14/4, GS.TSKH Ngô Việt Trung, Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Toán cho biết, nói về lý thuyết, mục tiêu của chương trình đưa ra rất tốt, chẳng hạn như dạy về năng lực, sáng tạo... Tuy nhiên, cần có sự phân bổ thời lượng sao cho khoa học. Nếu không làm cẩn thận, sẽ gây xáo trộn trong toàn xã hội bởi nó quyết định toàn bộ cấp học phổ thông, cấp học nền tảng của cả một đời người.

Về điều này, ông sẽ tập hợp các tài liệu để so sánh với một số nước cụ thể ở trên thế giới. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nhận xét ban đầu, ông thấy dự thảo quá tham vọng, mang tính chất khẩu hiệu là chính.

“Nhiều người cho rằng Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn còn nặng. Tuy nhiên, tôi thấy khối lượng chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay so với tiêu chuẩn của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Unesco vẫn còn ít.

Có điều vấn đề quan trọng là việc phân bổ khối lượng chưa hợp lý. Theo đó, thời lượng để đào tạo kiến thức ít đi. Cụ thể, có những môn tự học phải được lồng vào các môn chính khóa. Nếu muốn dạy cho học sinh kĩ năng tự học cần trải qua đào tạo kiến thức chứ không thể “đẻ” ra môn học riêng, gọi là “đào tạo năng lực” sáng tạo. Như thế này làm sao cụ thể hóa được, chưa nói đến việc giáo viên có đáp ứng được việc dạy trải nghiệm sáng tạo hay không?”, GS Trung khẳng định.

 

Những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh trong Chương trình phổ thông mới
Những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh trong Chương trình phổ thông mới

 

Cũng theo GS. Trung, sáng tạo đầu tiên là phải dạy cho học sinh biết tư duy, những cái đó có thể lồng vào kiến thức cơ sở. Ở chương trình phổ thông cũng thế, tại sao có thể dạy pháp luật kinh tế ở bậc học này trong khi có thể lồng vào các môn khác.

“Tôi nghĩ, chúng ta bị nhầm lẫn nhiều so với mục tiêu phát triển giáo dục. Có những cái phải làm hoạt động ngoại khóa thực sự. Tôi có xem chương trình ngoại khóa của Singapore. Tôi thấy họ có 4 hoạt động ngoại khóa. Trong đó có hoạt động ngoại khóa nghệ thuật, ngoại khóa đoàn thể, ngoại khóa thể chất... Họ yêu cầu học sinh phải tham gia một trong bốn ngoại khóa này. Trong khi chúng ta lại yêu cầu rất nhiều môn thế này. Tôi nghĩ rằng đây là tham vọng quá lớn, phi thực tế” - GS Trung nói.

Không giảm tải

TS Phan Thị Luyến, hiệu trưởng trường THPT Thực nghiệm, Hà Nội băn khoăn, việc cho phép học sinh lựa chọn môn học sẽ gây khó khăn cho các trường trong việc chuẩn bị nhân sự khi chương trình đi vào thực tế. Mỗi năm học sinh sẽ đăng ký khác nhau. Năm nay học sinh sẽ đăng ký nhiều môn Sử - Địa nhưng năm sau đăng ký nhiều Lý - Hóa - Sinh. Vậy năm trước vừa tuyển thêm giáo viên các môn Sử - Địa, đến năm sau học sinh không đăng ký nữa thì làm thế nào?

 

Xem qua dự thảo thấy giảm tải chương trình nhưng xét kỹ thì không (ảnh minh họa)

"Xem qua dự thảo thấy giảm tải chương trình nhưng xét kỹ thì không" (ảnh minh họa)

 

Chia sẻ về điều này, ông Đào Tuấn Đạt, người phụ trách chuyên môn trường THPT Anhxtanh, Hà Nội cũng nhận định, điểm nổi trội nhất của chương trình là cho phép học sinh lựa chọn một số môn học. Ngoài ra, việc công nhận tốt nghiệp THPT sẽ giao cho cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, về bản chất, ông thấy không thay đổi, bởi những vấn đề "cốt tử" của giáo dục hiện nay chưa được chạm đến. Các khái niệm về môn học như tự chọn, bắt buộc, tự chọn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa… rất rắc rối và khó hiểu. Không ai nghe một lần và đọc vài lần có thể hiểu được ngay; hiểu rồi cũng khó nhớ. Vấn đề đáng ra rất đơn giản mà thành phức tạp.

“Xem qua dự thảo thấy giảm tải chương trình nhưng xét kỹ thì không. Số tiết học của chương trình cũ và mới đều khoảng 30 tiết một tuần, vậy là như nhau. Học sinh lớp 11, 12 bị bắt buộc học tới 4 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Quốc phòng và 4 môn tự chọn nữa là 8 môn.

Số môn nhiều như vậy lại như cũ. Học sinh không lấy đâu sức lực và thời gian cho các môn định hướng nghề nghiệp cả. Môn học nhiều không còn gọi là định hướng nữa, mà là định theo 8 hướng.

Nếu gọi đây là bản chất của chương trình mới, thực tế không có gì thay đổi cả. Theo tôi, hai năm lớp 11, 12 chỉ học từ 2-3 môn, còn lại là hoạt động giáo dục thực tế khác”, ông Đạt nói.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/du-thao-chuong-trinh-pho-thong-qua-tham-vong-2017041421570031.htm

 
Thông tin mới nhất kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH 2017 PDF. In Email
Thứ bảy, 25 Tháng 3 2017 17:28
GD&TĐ - Tại buổi họp báo thường kỳ quý I do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 24/3 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, những thông tin mới nhất về tổ chức thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH năm 2017 được Bộ GD&ĐT thông tin tới báo chí.

Hàng loạt công việc được chuẩn bị

Sau khi ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học năm 2017, đầu tháng 2, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017.

Đặc biệt sau khi xem xét, cân nhắc thời gian thi phù hợp và thuận lợi nhất cho thí sinh, Bộ quyết định thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được đẩy lên sớm hơn so với những năm trước. Kỳ thi năm 2017 sẽ được tổ chức từ ngày 21-24/6, trong đó thời gian thực tế thi là 2,5 ngày (năm 2016, kỳ thi diễn ra trong 4 ngày).

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đang được tiến hành tích cực tại từng địa phương, từng cơ sở giáo dục. Trước khi bước vào thời điểm đăng ký chính thức, các địa phương đã tổ chức khảo sát đăng ký nguyện vọng của học sinh, lấy đó làm căn cứ để tổ chức ôn tập, đồng thời đánh giá được mức độ đón nhận của các em với hình thức thi chủ yếu năm nay là trắc nghiệm và bài thi tổ hợp.

Ví dụ mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiến hành khảo sát chọn tổ hợp và môn thi trên diện rộng và nhận được kết quả khá bất ngờ khi học sinh chọn thi môn Lịch sử và Địa lý cao hơn những năm trước, đặc biệt không có trường nào không có thí sinh đăng ký hai môn này.

Để học sinh có thể làm quen với kỳ thi, các trường THPT sẽ sử dụng kỳ kiểm tra khảo sát học kỳ hai của lớp 12 để học sinh làm quen với phương thức thi của kỳ thi THPT quốc gia ở tất cả các khâu như phân chia phòng thi, in sao đề thi, coi thi và chấm thi.

Năm nay với việc mỗi địa phương chỉ còn một cụm thi do Sở chủ trì, vì vậy, công tác rà soát và xác định các điểm thi sao cho phù hợp, vừa đảm bảo thuận lợi cho thí sinh, vừa đảm bảo an toàn cho kỳ thi đã được các địa phương chuẩn bị chặt chẽ.

Dù không còn trực tiếp chủ trì một cụm thi như năm trước song vai trò của các trường đại học vẫn thể hiện rõ nét trong kỳ thi năm nay thông qua việc cử cán bộ giảng viên tham gia coi thi trực tiếp tại các địa phương theo tỷ lệ 1-1 (1 địa phương, 1 trường đại học). Các trường đại học hiện đã sẵn sàng cho phương án cử cán bộ giảng viên tham gia coi thi.

Năm 2017 với 5/6 môn thi, bài thi sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm và chấm trên máy tính, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kỳ thi đã và đang được chuẩn bị theo hướng thông suốt, an toàn và chính xác.

Trong các ngày 9-10/3/2017, Bộ đã tổ chức tập huấn về quy chế, nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi, tuyển sinh năm 2017. Lãnh đạo phụ trách thi, tuyển sinh của 63 Sở GD&ĐT, 270 trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an) và cán bộ, chuyên viên làm công tác thi, tuyển sinh, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các đơn vị đã tham gia tập huấn.

Cho đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đã 2 lần công bố đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm để học sinh và giáo viên có cơ sở ôn tập, chuẩn bị kỹ cho kỳ thi. Bộ đang tiếp tục gấp rút thực hiện bổ sung, chuẩn hóa ngân hàng câu trắc nghiệm đã có bằng nhiều nguồn khác nhau, như huy động giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên đại học có chuyên môn tốt, tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi.

Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đang được hoàn thiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng.

Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, cùng với việc tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, Bộ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”.

Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông.

Công khai đề sau khi thi xong

Theo ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, với các bài thi tổ hợp sẽ tiến hành thu đề môn thi đầu tiên và môn thi thứ 2. Điều này để tạo sự công bằng, giúp đảm bảo thí sinh làm mỗi phân môn trong đúng 50 phút theo quy định.

Sau khi thi xong, Bộ GD&ĐT sẽ công khai đề thi. Tất cả hướng đến một kỳ thi nền nếp, an toàn, nghiêm túc - mục tiêu cao nhất của kỳ thi.

Trước băn khoăn của phóng viên về một số sai sót trong đề thi thử của Hà Nội vừa qua, ông Mai Văn Trinh cho rằng: Đề thi THPT quốc gia được xây dựng theo quy trình chuẩn hóa với các bước: Viết câu hỏi thô, biên tập, lọc lựa, thẩm định và kiểm thử lần 1; xây dựng đề và kiểm thử lần tiếp… Đó là quy trình chặt chẽ, đảm bảo tránh sai sót.

Đến nay, với quy tình chuẩn hóa, mọi công việc đang diễn ra đúng tiến đọ, số lượng câu hỏi thô, sau biên tập là khá lớn, chắc chắn đủ đáp ứng tốt cho kỳ thi năm nay.

Tiếp tục giảm mạnh chỉ tiêu các trường sư phạm

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Đến nay, tổng chỉ tiêu của các trường ĐH, các trường CĐSP gửi lên Bộ đế công bố vào khoảng 400.000, giảm khoảng 30.000 so với năm trước. Trong đó, khối sư phạm giảm 20%

Lý giải việc tiếp tục giảm chỉ tiêu vào các trường sư phạm, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga là do số học sinh giảm nên nếu tiếp tục đào tạo với chỉ tiêu như cũ sẽ dẫn tới dư giáo viên. Chờ quy hoạch lại mạng lưới các trường sẽ có con số chính xác mỗi năm đào tạo bao nhiêu chỉ tiêu sư phạm.

Thứ trưởng cũng thông tin số thí sinh năm nay vào khoảng gần 1 triệu. Tổng chỉ tiêu các trường ĐH, trường CĐSP khoảng 392 nghìn, trong đó 52.000 chỉ tiêu sư phạm và 340.000 chỉ tiêu các ngành khác.

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thong-tin-moi-nhat-ky-thi-thpt-quoc-gia-xet-tuyen-dh-2017-3080804-v.html

 
Yêu cầu chặt chẽ với giáo viên điều chuyển dạy mầm non PDF. In Email
Thứ bảy, 25 Tháng 3 2017 17:26
GD&TĐ - Vấn đề điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư dạy mầm non được ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non – chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2017 của Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 24/7.

3 yêu cầu với giáo viên được điều chuyển dạy mầm non

Ông Minh cho biết, không phải tất cả giáo viên dôi dư đều được điều chuyển dạy học mầm non. Giáo viên mầm non có những đặc thù, đòi hỏi phẩm chất, năng lực chuyên biệt, do đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu địa phương, trước khi thực hiện điều chuyển giáo viên dôi dư sang dạy học mầm non phải đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo theo đúng quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, với tính chất công việc đặc thù, phải luôn thường trực bên trẻ, nếu xao nhãng các cháu dễ bị tai nạn, thương tích, nên đòi hỏi tính tự nguyện của người giáo viên – đây cũng chính là điều kiện thứ 2 với những đối tượng này.

Ngoài ra còn có yêu cầu tuyển sinh đầu vào, người được tuyển phải có thiên hướng năng lực nhất định mới có thể đào tạo thành giáo viên mầm non.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bá Minh, điều kiện ở địa phương rất đa dạng. Nên điều chuyển thế nào để đảm bảo công bằng, thỏa đáng là từ địa phương. Bộ GD&ĐT chỉ đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn; địa phương có trách nhiệm thực hiện tiêu chuẩn, yêu cầu đó. Bộ GD&ĐT kiểm tra, giám sát, yêu cầu địa phương thực hiện đúng.

Ông Nguyễn Bá Minh phát biểu tại buổi họp báo chiều 24/3

Chính thức ban hành chương trình đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên mầm non

Cung cấp thông tin cho báo chí tại buổi họp báo, Bộ GD&ĐT cho biết, trước thực trạng một số địa phương xuất hiện tình trạng điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư chỉ được bồi dưỡng trong thời gian ngắn xuống dạy bậc học mầm non, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương dừng ngay việc điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy bậc học mầm non khi chưa qua đào tạo. Cụ thể như trường hợp của tỉnh Thanh Hóa.

Tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương trước hết là do các địa phương này tuyển dụng giáo viên chưa hợp lý. Để tăng cường đội ngũ giáo viên mầm non cho các địa phương, có nhiều giải pháp, trong đó có thể đào tạo văn bằng 2 sư phạm mầm non cho những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo sư phạm bậc phổ thông.

Bộ GD&ĐT đã giao cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chủ trì, phối hợp với các trường sư phạm khác nghiên cứu, khảo sát kỹ để xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn của chương trình đào tạo văn bằng 2 sư phạm mầm non.

Sau một thời gian khẩn trương triển khai, mới đây, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chính thức ban hành chương trình đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên mầm non để thống nhất đào tạo trong toàn quốc.

Bộ GD&ĐT xác định, chất lượng giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non là bậc học đặc thù, đòi hỏi giáo viên mầm non phải đáp ứng được những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt để có thể chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tốt nhất.

Do vậy, Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, cương quyết không tuyển sinh những đối tượng người học không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của giáo viên bậc học mầm non. Quá trình đào tạo phải được tổ chức trực tiếp theo hướng tăng thời lượng thực hành và kiểm soát chặt chẽ đầu ra.

Bộ sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai chương trình đào tạo văn bằng 2 sư phạm mầm non để đảm bảo người học sau khi ra trường có thể đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/yeu-cau-chat-che-voi-giao-vien-dieu-chuyen-day-mam-non-3081164-v.html

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 8 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD