French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
Bộ GD&ĐT lưu ý ôn tập kỳ thi THPT quốc gia 2017 PDF. In Email
Thứ năm, 09 Tháng 2 2017 08:46

GD&TĐ - Nội dung này được nêu rõ trong công văn Bộ GD&ĐT gửi Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng và các cơ sở giáo dục trung học trực thuộc về việc tổ chức dạy học trong học kỳ II và ôn tập thi THPT quốc gia năm 2017.

Bộ GD&ĐT lưu ý ôn tập kỳ thi THPT quốc gia 2017

Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh học tập Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT; Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy chế để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng về những đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017; tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, Bộ đề nghị các Sở GD&ĐTchỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, thực hiện các giải pháp hiệu quả, tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Sau khi kết thúc năm học theo kế hoạch, việc ôn tập của học sinh được thực hiện theo hướng tăng cường thời gian dành cho học sinh tự học. Các sở Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục nghiên cứu và giúp học sinh làm quen với các bộ đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT trong quá trình dạy học và ôn luyện kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Các cơ sở giáo dục yêu cầu tổ chuyên môn, giáo viên dạy các môn thi THPT quốc gia đánh giá rút kinh nghiệm công tác tổ chức ôn tập, thi THPT quốc gia năm 2016 để có thêm căn cứ xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập thi năm 2017; chú ý các nội dung kiến thức của chương trình đã được điều chỉnh theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP của Bộ GD&ĐT.

Tổ chức việc ôn tập tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục lớp 12 cấp THPT, quan tâm giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức theo tinh thần Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận với 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Các cơ sở giáo dục thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải.

Việc tổ chức học thêm (nếu có) để phục vụ ôn thi phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và các quy định của UBND tỉnh, thành phố; đặc biệt là đảm bảo tính tự nguyện của học sinh và tính hiệu quả của nội dung dạy học.

Đối với những học sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp có nguyện vọng ôn tập, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục tạo điều kiện tổ chức ôn tập cho các đối tượng này.

Theo Bộ GD&ĐT

 
Năm 2017: Rà soát quy hoạch cơ sở giáo dục toàn hệ thống PDF. In Email
Thứ bảy, 31 Tháng 12 2016 09:38

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2016 ngày 28-29/12, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định năm 2017 ngành giáo dục sẽ tập trung rà soát quy hoạch cơ sở giáo dục toàn hệ thống.

Năm 2017: Rà soát quy hoạch cơ sở giáo dục toàn hệ thống
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại một phiên thảo luận về nguồn nhân lực trong hội thảo Việt Nam học tháng 12/2016.

Theo ông Nhạ, các địa phương đang gặp khó khăn do thay đổi về quy hoạch mạng lưới giáo dục liên quan đến di dân, biến động KTXH nên thành phố lớn quá tải, vùng nông thôn ít học sinh, ở miền núi thì điểm trường phân tán. Vì vậy, cần tính toán tập hợp các trường, điểm trường để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; ưu tiên kiên cố hóa trường học những vùng khó khăn nhất.

Đối với giáo dục đại học, ông Nhạ đề nghị tăng cường tự chủ đại học cho các trường và giám sát chất lượng. Các địa phương cơ cấu lại hệ thống cao đẳng sư phạm gắn với một số trường đại học sư phạm lớn phục vụ công tác đào tạo lại cho giáo viên trong tỉnh.

Về việc chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 , Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết các dự thảo quy chế tiếp tục đổi mới theo hướng tự chủ, hiệu quả hơn; việc xây dựng đề thi, tập huấn cho giáo viên cũng như lấy ý kiến phương án tuyển sinh năm 2017 cơ bản đạt được sự đồng thuận của xã hội và Bộ GD-ĐT đang tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp từ các địa phương, các trường ĐH, CĐ, giáo viên, học sinh và người dân…

"Mục tiêu làm cho việc tổ chức kỳ thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ nhẹ nhàng, không tạo ra băn khoăn như những năm trước đây" - ông Nhạ khẳng định.

Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nam-2017-ra-soat-quy-hoach-co-so-giao-duc-toan-he-thong-349285.html

 
"Trường đại học không nhiều nhưng nhiều trường chất lượng kém" PDF. In Email
Thứ bảy, 31 Tháng 12 2016 09:30

"Thực ra số lượng trường của chúng ta không nhiều, số sinh viên/đầu dân không đông, nhưng cái yếu là nhiều trường trong số không nhiều đó chất lượng kém, hữu sinh vô dưỡng" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Trường đại học không nhiều nhưng nhiều trường chất lượng kém
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị Tổng kết đào tạo theo chương trình tiên tiến giai đoạn 2006-2016.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết đào tạo theo chương trình tiên tiến giai đoạn 2006-2016 diễn ra sáng nay, 30/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, không nên dành quá nhiều thời gian để nhìn lại quá khứ đã làm được gì mà là bàn xem tương lai sẽ làm thế nào.

Ông Nhạ dành khá nhiều thời gian của bài phát biểu cho những vấn đề mà ông cho rằng cần bàn thảo kỹ cho giai đoạn thứ 2 của chương trình đào tạo tiến tiến đã thực hiện trong 10 năm qua.

Khẳng định, tới đây đất nước ta tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, từ chiều rộng sang chiều sâu, ông Nhạ cho rằng, vai trò của các trường ĐH vô cùng to lớn. Tuy nhiên, so với các cấp, bậc học khác thì giáo dục đại học lại đang là "vùng trũng nhất của giáo dục Việt Nam".

Hiện nay, cả nước có khoảng 271 rường ĐH, học viện và các cơ sở đào tạo, trong đó có khoảng 200 trường công lập còn lại là các trường tư thục, dân lập và các cơ sở đào tạo nước ngoài. Tuy nhiên, các trường tư thục, dân lập cũng chỉ có vài trường có ngành đào tạo tốt, còn đa phần đang khó khăn về tuyển sinh. Các trường địa phương thì phần lớn được nâng cấp từ CĐ lên nên khó trông cậy về chất lượng.

Ông Nhạ cho rằng, thực ra số lượng trường ĐH của Việt Nam không nhiều, số sinh viên/đầu dân không đông nhưng cái yếu là nhiều trường chất lượng đào tạo kém, hữu sinh vô dưỡng. "Nhiều trường đặt tên hoành tráng lắm, có trường còn đặt tên Tây nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng thì vô cùng khó khăn. Như Thủ tướng đã nói cũng khó là một ĐH cho "ra hồn".

Từ đó, theo ông Nhạ, các trường ĐH cần phải chuyển sang tự chủ, chuyển sang hướng dịch vụ để tăng cường tính cạnh tranh. "Đã là dịch vụ là phải thị trường, thị trường thì phải cạnh tranh" - ông Nhạ nhấn mạnh. "Hơn bao giờ hết, thời điểm này, các hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản trị trường sẽgặp nhiều khó khăn, phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khi nhà nước dần dần không bao cấp nữa".

Cũng theo ông Nhạ, vai trò dự báo định hướng nghề nghiệp của các trường hiện này còn rất hạn chế. Việc đào tạo cơ bản xuất phát từ năng lực hiện có rồi đi tìm đối tác còn thị trường trường thế nào, dự báo ra sao thì rất mờ nhạt.

Ông Nhạ cho biết, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tới đây, Bộ GD-ĐT đang tiến hành xây dựng đề án tiếp nối đề án thí điểm chương trình đào tạo tiên tiến 10 năm qua.

Tuy nhiên, mục tiêu tới đây là việc đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động được dự báo. Theo ông Nhạ, đầu tiên cần phải quy hoạch các ngành theo hướng bám sát thị trường lao động, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đi theo chiều sâu.

"Những nhóm ngành như kế toán, KHXH&NV rất cần nhưng mức độ vừa phải. Những nhóm ngành về công nghệ, kỹ thuật , khoa học sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp rất ưu tiên" - ông Nhạ chỉ rõ.

Ông Nhạ cho rằng, cách tốt nhất là lựa chọn từ 35 ngành của chương trình đào tạo tiên tiến vừa qua để đầu tư. Nhiều ngành khác không nằm trong 35 ngành này mà vẫn đáp ứng được vẫn đưa vào. Đối tượng tham gia bao gồm cả các trường ĐH công lập và tư thục. Phương thức đầu tư của pha 2 sẽ theo hướng là hợp đồng giao nhiệm vụ. Ai có sức mạnh thì cạnh tranh. Làm sao Nhà nước bỏ ra lượng tiền nhỏ nhất nhưng thu kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cũng phải đồng bộ, tránh tình trạng đầu tư "kiểu xôi đỗ". "Một cơ sở đào tạo mà cố gắng có được nhiều chương trình này sẽ thuận lợi xây dựng cơ sở này thành đẳng cấp. Chứ lỗ mỗ chỉ có một cái hoặc 2 cái trong tổng số rất nhiều thứ thì rất khó bền vững" – ông Nhạ khẳng định.

Theo kế hoạch, vào tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, ông Nhạ cho biết, Bộ sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt gồm những người am hiểu và có kinh nghiệm về các chương trình tiên tiến để tham gia xây dựng đề án.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/doi-moi-giao-duc-truong-dai-hoc-khong-nhieu-nhung-nhieu-truong-chat-luong-kem-349421.html

 
Trường ĐHSP nghiên cứu đề xuất giảm chỉ tiêu tuyển sinh ngay từ năm 2017 PDF. In Email
Thứ tư, 21 Tháng 12 2016 15:01

Bộ GD&ĐT vừa có thông báo kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Hội thảo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên sư phạm và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên sư phạm và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm

Không cấp phép đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho trường không đủ điều kiện

Trong kết luận này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm là việc cần thiết nhằm sắp xếp lại và tạo ra một hệ thống trường sư phạm có chất lượng với vai trò đầu tầu của một số trường có tính chất trọng điểm quốc gia, các trường còn lại sẽ đóng vai trò như là vệ tinh hoặc phân hiệu của các trường trọng điểm.

Các trường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông theo quy hoạch chung; không cấp phép đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các trường không đủ điều kiện; khuyến khích một số trường thực hiện cơ chế tự chủ một phần.

Bộ trưởng giao Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên hoàn thiện bộ công cụ TEIDI, Chương trình ETEP hỗ trợ để làm công cụ cho các trường tự đánh giá năng lực đào tạo, bồi dưỡng trình Bộ trưởng trước ngày 20/1/2017, chuyển Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dụctrình Bộ trưởng ban hành trong quý I năm 2017.

Câu lạc bộ Hiệu trưởng các trường sư phạm xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới trường sư phạm, báo cáo Bộ trưởng khung đề án trước ngày 25/12/2016; hoàn thiện, chuyển Vụ Giáo dụcĐại học trình Bộ trưởng phê duyệt, ký trình Thủ tướng Chính phủtrước ngày 30/4/2017.

Với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng giao tổ chức điều tra dự báo nhu cầu người học từ cấp học mầm non đến trung học phổ thông trong 10 năm tới, từ đó có kế hoạch điều tiết quy mô tuyển sinh cho phù hợp, trình Bộ trưởng trước ngày 31/12/2016.

Các trường đại học sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục tự rà soát chỉ tiêu tuyển sinh, số sinh viên tốt nghiệp, số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, số giáo viên dư dôi trong 5 năm gần đây; nghiên cứu đề xuất phương án giảm chỉ tiêu tuyển sinh ngay từ năm 2017; đồng thời đề xuất phương án nâng cao chất lượng đầu vào tuyển sinh theo phương thức ưu tiên tuyển thẳng các học sinh phổ thông giỏi, học sinh các trường chuyên. Giao Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổng hợp chung, trình Bộ trưởng trước ngày 20/01/2017.

Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chínhbáo cáo Bộ trưởng phương án tuyển sinh năm 2017 cho các trường sư phạm trước ngày15/02/2017.

Thời gian đào tạo không nhất thiết phải kéo dài

Tại thông báo kết luận, Bộ trưởng cũng yêu cầu các trường đại học sư phạm nhanh chóng tiếp cận các chuẩn/tiêu chuẩn về giảng viên sư phạm, giáo viên và hiệu trưởng phổ thông, Khung trình độ quốc gia, nội dung chương trình sách giáo khoa mới để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng.

Chương trình đào tạo sư phạm cũng gắn với đổi mới giáo dục đại học, thời gian đào tạo khoảng từ 3 đến 4 năm (không nhất thiết phải kéo dài). Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra chương trình đào tạo bổ sung để tiến hành đào tạo lại, bồi dưỡng thêm số tín chỉ cho các đối tượng sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc số giáo viên dư dôi ở các địa phương, góp phần khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên phổ thông mang tính cục bộ hiện nay.

Bộ trưởng giao Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì trình phương án đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, giảng viên sư phạm; Học viện Quản lý giáo dục chủ trì trình phương án đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo lộ trình của Chương trình ETEP.

Trong quý I năm 2017, các trường đại học sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục chủ động lựa chọn giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán, giảng viên sư phạm cốt cán phù hợp tham gia Chương trình ETEP và Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông; phối hợp đánh giá giảng viên sư phạm, giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông theo chuẩn; nhanh chóng rà soát, đổi mới các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện hành; chuẩn bị các điều kiện để bồi dưỡng giáo viên phổ thôngvà cán bộ quản lý giáo dục phổ thông theo hình thức cuốn chiếu, đồng bộ với lộ trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

Hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông thống nhất trong toàn quốc

Bộ trưởng thống nhất với phương án hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất 3 chuẩn và 12 tiêu chí.

Trên cơ sở đề xuất này, Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 (Dự án THPT 2) và các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông thống nhất trong toàn quốc, kèm theo các hướng dẫn chi tiết cho từng cấp học và từng vùng, miền khác nhau, trình Bộ trưởng trước ngày 10/01/2017.

Dự án THPT 2 chuyển giao sản phẩm nghiên cứu về chuẩn hiệu trưởng phổ thông cho Học viện Quản lý giáo dục để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trình Bộ trưởng trước ngày 20/1/2017, chuyển Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trình Bộ trưởng ban hành cùng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong quý I năm 2017.

Về giao nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tiếp tục hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, Chương trình ETEP hỗ trợ,trình Bộ trưởng trước ngày 20/1/2017, chuyển Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trình Bộ trưởng ban hành trong quý I năm 2017.

Các tiêu chuẩn và tiêu chí cần phải nhóm lại cho gọn và đảm bảo nguyên tắc đồng tâm, đồng trục với các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Ngoài ra, có thể thêm các năng lực đặc thù khác phù hợp với đặc trưng lao động nghề nghiệp của giảng viên sư phạm. Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm cần có “độ mở”, không nhất thiết phải có sự thống nhất tuyệt đối làm mất đi bản sắc riêng của từng trường.

Về tiêu chí, quy trình lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho các giáo viên khác ngay tại trường theo nguyên tắc lựa chọn những giáo viên đạt mức cao nhất theo chuẩn nghề nghiệp và có năng lực tham gia đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Các tiêu chí áp dụng để lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán phải phù hợp với đặc trưng vùng, miền.

Bộ trưởng giao nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, quy trình lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; Học viện Quản lý giáo dục tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, quy trình lựa chọn cán bộ quản lý cở giáo dục phổ thông cốt cán trên cơ sở chuẩn hiệu trưởng phổ thông.

Ban quản lý Chương trình ETEP và Ban quản lý Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, các cơ quan liên quan phối hợp hoàn thiện trình Bộ trưởng trước ngày 20/01/2017, chuyển Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trình Bộ trưởng ban hành trong quý I năm 2017.

Việc xây dựng tiêu chí lựa chọn các giảng viên sư phạm tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, Bộ trưởn lưu ý cần đồng trục, đồng tâm tương tự như lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán nhưng phải lựa chọn những người phù hợp nhất, có khả năng kết nối sư phạm với phổ thông và tham gia sâu vào đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Giao nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chương trình ETEP hỗ trợ, hoàn thiện trình Bộ trưởng trước ngày 20/01/2017, chuyển Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trình Bộ trưởng ban hành trong quý I năm 2017.

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/truong-dhsp-nghien-cuu-de-xuat-giam-chi-tieu-tuyen-sinh-ngay-tu-nam-2017-2717738-v.html

 
Tập huấn Kỹ năng giải toán trung học phổ thông sử dụng máy tính cầm tay dành cho sinh viên PDF. In Email
Thứ hai, 12 Tháng 12 2016 20:40

Nhằm hỗ trợ thêm cho Sinh viên những kiến thức, kỹ năng về giải toán trắc nghiệm sử dụng máy tính cầm tay, nâng cao hiệu quả trong học tập và dạy học bộ môn Toán, Trung tâm Phát triển Kỹ năng Sư phạm - Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM phối hợp với Công ty cổ phần XNK Bình Tây tổ chức khóa tập huấn "KỸ NĂNG GIẢI TOÁN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY" cho sinh viên khoa Toán - Tin, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM với thông tin như sau:

1. Thời gian

- Lớp 1: các buổi sáng ngày 10 và 17/11/2017 (thứ 6), từ 7 giờ đến 11 giờ

- Lớp 2: các buổi chiều ngày 10 và 17/11/2017 (thứ 6), từ 13 giờ đến 17 giờ

2. Địa điểm: Giảng đường D, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM (280 An Dương Vương, Q5, TP.HCM)

3. Số lượng dự kiến: 150 sinh viên, chia làm 2 lớp

4. Lợi ích mang lại cho sinh viên:

- Tìm hiểu và vận dụng các chức năng của máy tính cầm tay vào giải toán THPT

- Được cấp Giấy chứng nhận sau khi hoàn thành lớp tập huấn.

- Được cấp phát tài liệu miến phí.

- Có cơ hội mua máy tính cầm tay với mức giá hỗ trợ dành cho sinh viên.

Các bạn sinh viên có nhu cầu vui lòng liên hệ Khoa để đăng ký trước ngày 8/11/2017.

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 10 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD