French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
Các trường đại học sư phạm phải đi đầu trong nâng cao chất lượng giáo viên PDF. In Email
Thứ hai, 12 Tháng 12 2016 20:21

Hội thảo do Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) tổ chức với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, các trường đai học sư phạm, một số địa phương và đại diện một số chuyên gia, giáo viên trong cả nước.

Dựa trên những đặc điểm nghề nghiệp mang tính chất đặc thù và yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong bối cảnh mới, các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận về những vấn đề cần thay đổi của chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành, chuẩn giảng viên sư phạm; tiêu chí, quy trình lựa chọn giáo viên cốt cán, lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên sư phạm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội thảo và phát biểu chỉ đạo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội thảo và phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập tới vai trò đi đầu của các trường đại học sư phạm trọng điểm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì gốc của các vấn đề về chất lượng giáo viên là ở chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường sư phạm. Do vậy, các trường sư phạm cần thay đổi mạnh mẽ cách tiếp cận và nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng hiện nay trên cơ sở tiếp cận chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.

Đối với việc chỉnh sửa chuẩn nghề nghiệp, Bộ trưởng lưu ý, cần đảm bảo nguyên tắc khoa học, hiện đại, khắc phục những hạn chế của chuẩn hiện hành, tiếp cận với kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực nhưng gắn với thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam. Đồng thời bám sát vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, bảo đảm có thể đo đếm được một cách khách quan và phù hợp với nhiệm vụ, vị trí việc làm của giáo viên ở từng cấp học, môn học để giáo viên dễ dàng sử dụng, có động lực phấn đấu và chủ động đánh giá, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Theo Bộ trưởng, các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm cần phải đồng tâm với các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, nhưng cần khác nhau ở chất và lượng, trong đó có những sự khác biệt như yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục.

Đối với tiêu chí lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán, Bộ trưởng yêu cầu các đề xuất phải gắn với nhiệm vụ mới của giáo viên ở nhà trường là hỗ trợ các đồng nghiệp cùng phát triển và tham gia trực tiếp vào các hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đem thực tiễn giáo dục và hơi thở cuộc sống vào chương trình, sách giáo khoa mới. Các giáo viên cốt cán phải là những giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức cao, được lựa chọn từ các trường phổ thông để bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán.

“Việc lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt cũng đảm bảo các nguyên tắc trên, trong đó lưu ý tìm chọn những người phù hợp, chú trọng hơn tới trách nhiệm tham gia phát triển chương trình, tài liệu và các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông cũng như trách nhiệm gắn kết trường sư phạm với thực tiễn hành nghề của giáo viên ở các nhà trường và tham gia vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng đề nghị các trường sư phạm sau hội thảo này cần tiếp tục phối hợp nghiên cứu, thảo luận để hoàn thiện và chú ý đến những đặc thù riêng của lao động nghề nghiệp của giảng viên.

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/cac-truong-dai-hoc-su-pham-phai-di-dau-trong-nang-cao-chat-luong-giao-vien-2674455-l.html

 
Giáo viên sẽ không chỉ là ‘thợ dạy’ PDF. In Email
Thứ bảy, 10 Tháng 12 2016 17:43

Chương trình giáo dục phổ thông chỉ có thể chuyển hướng sang giáo dục tích hợp, phân hóa, dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo khi có đội ngũ giáo viên đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu chứ không chỉ là “thợ dạy” như thường thấy hiện nay.

Ngày 9.12 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu sư phạm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” nhằm tìm cách đưa việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) gắn chặt hơn với hệ thống giáo dục phổ thông, nhất là khi cả nước đang chuẩn bị thay đổi chương trình, sách giáo khoa (SGK).

Được chủ động lựa chọn SGK

Tiến sĩ Phạm Thị Kim Anh (Viện Nghiên cứu sư phạm) cho biết: “Để đánh giá năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 74 GV bậc THCS ở các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu. Kết quả cho thấy số GV có năng lực vững chắc chỉ đạt trên dưới 20%; những GV năng lực đã có nhưng chưa vững chắc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên dưới 60%). Tỷ lệ GV chưa có các năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới cũng còn khá nhiều. Ví dụ 41,8% chưa có năng lực dạy học theo phương thức trải nghiệm sáng tạo, 40,5% chưa có năng lực cải tiến chất lượng dạy học và năng lực thích ứng với các điều kiện dạy học khác nhau. Đặc biệt, gần 60% cho rằng chưa vững chắc về năng lực dạy học tích hợp, lồng ghép, liên môn...”.

Cũng theo bà Kim Anh, những hiện tượng như GV rời SGK thì không biết lấy gì để dạy và dạy như thế nào không hiếm. Đối với những bài học về thực vật lẽ ra phải dạy ở vườn trường, sân trường thì tuyệt đại đa số GV dạy trong lớp với quyển SGK khô cứng.

GS Đinh Quang Báo (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) chỉ ra những yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông sắp tới. Đó là dạy học tích hợp, phân hóa, phân luồng, phát triển năng lực, đổi mới đánh giá kết quả giáo dục, dạy học. Những vấn đề tuy không mới về mặt lý luận nhưng lại rất mới, thậm chí xa lạ trong thực tiễn giáo dục phổ thông và đào tạo GV ở nước ta.

Theo GS Báo, GV phải thay đổi sâu sắc về năng lực nghề nghiệp, phải có năng lực để chủ động sáng tạo phát triển chương trình giáo dục. Ngoài ra, GV cần được chủ động, sáng tạo trong lựa chọn, sử dụng SGK, các nguồn tài liệu khác trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với bản thân, bối cảnh địa phương và đặc điểm học sinh. GV phải có năng lực thiết kế các chủ đề tích hợp, phát triển các năng lực cốt lõi trong dạy học các môn học, tổ chức các hoạt động giáo dục...

Phải có kiến thức rộng và sâu

PGS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng yêu cầu của cuộc sống, đòi hỏi của nghề nghiệp và đối tượng người học trong xã hội hiện đại buộc GV phải biết rất rộng, phải có tri thức nền lẫn tri thức chuyên sâu mới có thể đáp ứng được những yêu cầu mới.

Ông Thống nhận xét hầu hết các sinh viên sư phạm, nhất là những sinh viên đào tạo theo môn học, đều chỉ tập trung chú ý tri thức của môn khoa học mà sau này mình phải dạy. Những tri thức chung về khoa học giáo dục, tâm lý, phương pháp dạy học... nhìn chung bị coi nhẹ, học cho xong, cho có. Sinh viên không thấy rõ vai trò và ý nghĩa cũng như tác dụng của chúng trong quá trình học để trở thành GV. Mặt khác chương trình đào tạo cũng chưa yêu cầu cao về loại tri thức nền, chưa có các nội dung đầy đủ và toàn diện về những lĩnh vực cần phải trang bị như là tri thức nền. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy, hạn chế chất lượng và hiệu quả không chỉ với chương trình hiện hành và đặc biệt đối chiếu với những yêu cầu đổi mới, trong đó trọng tâm là yêu cầu dạy học tích hợp.

Giáo viên sẽ không chỉ là ‘thợ dạy’ - ảnh 3

Một lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh do Sở GD-ĐT và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức

Chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu tích hợp mạnh mẽ (nhất là với bậc tiểu học và THCS). Theo ông Thống, các trường sư phạm phải bồi dưỡng và đào tạo GV tích hợp. Với yêu cầu mới, GV bộ môn nào cũng phải thực hiện dạy tích hợp. GV môn toán cũng như các môn khoa học tự nhiên sẽ không bị biến thành “thợ dạy”, suốt ngày chỉ đánh vật với các công thức, con số, định lý, định luật... nếu GV có một tri thức nền đa dạng, phong phú. Kiến thức nền không chỉ quan trọng với việc dạy các môn học mà còn hết sức cần thiết để thực hiện các hoạt động giáo dục, đặc biệt là qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện ở cả 3 bậc học.

Đồng quan điểm, GS Nguyễn Thị Côi (Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu ví dụ với môn lịch sử, để đáp ứng chương trình và SGK mới, GV phải nắm vững kiến thức bề rộng về những vấn đề cơ bản của một số môn văn hóa gần gũi được biên soạn tích hợp trong SGK tùy môn học, cấp học. Bà Côi đề xuất, chương trình đào tạo của trường sư phạm cần sớm bổ sung tài liệu học tập và hướng dẫn dạy học cụ thể với những môn mới trong chương trình giáo dục phổ thông như môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://thanhnien.vn/giao-duc/giao-vien-se-khong-chi-la-tho-day-772831.html

 
Bộ trưởng Giáo dục: Cần thay đổi chuẩn giáo viên PDF. In Email
Thứ bảy, 10 Tháng 12 2016 16:14

Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên sư phạm và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm” vừa được tổ chức tại Trường Đại học Quy Nhơn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội thảo và phát biểu chỉ đạo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội thảo và phát biểu chỉ đạo.

 

Hội thảo do Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) tổ chức với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, các trường đai học sư phạm, một số địa phương và đại diện một số chuyên gia, giáo viên trong cả nước.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập tới vai trò đi đầu của các trường đại học sư phạm trọng điểm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

“Vì gốc của các vấn đề về chất lượng giáo viên là ở chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường sư phạm. Do vậy, các trường sư phạm cần thay đổi mạnh mẽ cách tiếp cận và nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng hiện nay trên cơ sở tiếp cận chuẩn nghề nghiệp của giáo viên”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với việc chỉnh sửa chuẩn nghề nghiệp, Bộ trưởng lưu ý, cần đảm bảo nguyên tắc khoa học, hiện đại, khắc phục những hạn chế của chuẩn hiện hành, tiếp cận với kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực nhưng gắn với thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam.

Đồng thời bám sát vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, bảo đảm có thể đo đếm được một cách khách quan và phù hợp với nhiệm vụ, vị trí việc làm của giáo viên ở từng cấp học, môn học để giáo viên dễ dàng sử dụng, có động lực phấn đấu và chủ động đánh giá, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm cần phải đồng tâm với các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, nhưng cần khác nhau ở chất và lượng, trong đó có những sự khác biệt như yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục.

Đối với tiêu chí lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán, Bộ trưởng yêu cầu các đề xuất phải gắn với nhiệm vụ mới của giáo viên ở nhà trường là hỗ trợ các đồng nghiệp cùng phát triển và tham gia trực tiếp vào các hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đem thực tiễn giáo dục và hơi thở cuộc sống vào chương trình, sách giáo khoa mới. Các giáo viên cốt cán phải là những giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức cao, được lựa chọn từ các trường phổ thông để bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán.

“Việc lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt cũng đảm bảo các nguyên tắc trên, trong đó lưu ý tìm chọn những người phù hợp, chú trọng hơn tới trách nhiệm tham gia phát triển chương trình, tài liệu và các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông cũng như trách nhiệm gắn kết trường sư phạm với thực tiễn hành nghề của giáo viên ở các nhà trường và tham gia vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng đề nghị các trường sư phạm sau hội thảo này cần tiếp tục phối hợp nghiên cứu, thảo luận để hoàn thiện và chú ý đến những đặc thù riêng của lao động nghề nghiệp của giảng viên.

Nguồn thông tin: http://www.tienphong.vn/giao-duc/bo-truong-giao-duc-can-thay-doi-chuan-giao-vien-1082153.tpo

 
Công bố kết quả PISA của Việt Nam năm 2015 PDF. In Email
Thứ tư, 07 Tháng 12 2016 08:37

Ngày 6/12/2016, OECD công bố kết quả của các nước tham gia PISA 2015. Báo cáo này chia sẻ một số thông tin kịp thời về kết quả PISA 2015 của các nước và của Việt Nam. Kết quả khảo sát của học sinh trong các lĩnh vực Khoa học, Toán học và Đọc hiểu cùng một số thông tin liên quan đến quá trình Việt Nam tham gia PISA cũng như tác động, ảnh hưởng của PISA đến giáo dục Việt Nam.

Khảo sát Pisa năm 2015 của Việt Nam

Theo kết quả Pisa năm 2015, Việt Nam xếp thứ 8 trên tổng số 72 tham gia đánh giá. Chu kỳ PISA 2015, trọng tâm được đánh giá là lĩnh vực Khoa học cho thấy:

- Lĩnh vực Khoa học, Việt Nam đứng thứ 8 (Top 10);

- Lĩnh vực Toán học, Việt Nam đứng thứ 22;

- Lĩnh vực Đọc hiểu là 32.

So với trung bình kết quả của các nước OECD:

Ở lĩnh vực Khoa học: kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 525 điểm. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn trung bình các nước OECD 31,4 điểm một cách có ý nghĩa thống kê.

Ở lĩnh vực Toán học: Kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 490 điểm, của học sinh Việt Nam là 495 điểm. Kết quả kiểm định về sự khác biệt kết quả trung bình của hai mẫu độc lập cho thấy: kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn kết quả trung bình của OECD 5 điểm nhưng sự kiểm định cho thấy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả Toán học của học sinh Việt Nam tương đương với điểm trung bình của OECD.

Ở lĩnh vực Đọc hiểu: Kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 487 điểm. Mặc dù kết quả trung bình lĩnh vực Đọc hiểu của Việt Nam thấp hơn trung bình  của các quốc gia/vùng lãnh thổ OECD 6 điểm nhưng sự kiểm định cho thấy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả Đọc hiểu của học sinh Việt Nam tương đương với điểm trung bình của OECD.

Kết quả PISA 2015 cho thấy một số điểm nổi bật về năng lực của học sinh Việt Nam ở ba lĩnh vực Khoa học, Toán học, Đọc hiểu. Học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu của OECD trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA. Đặc biệt, kết quả Top 10 ở lĩnh vực Khoa học mang đến cho Việt Nam một ý nghĩa quan trọng về sự phát triển năng lực của học sinh, đa số các em đã nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, phát huy được khả năng lập luận, giải thích và áp dụng kiến thức khoa học vào giải quyết nhiều tình huống thực tiễn của cuộc sống. Đặc biệt, một tỷ lệ học sinh (gần 10%) đạt kết quả ở cấp độ năng lực khoa học cao nhất (mức 5, 6) cho thấy nhóm học sinh này đủ tự tin để giải quyết những tình huống khoa học và công nghệ phức tạp trong cuộc sống hiện đại.

Mẫu khảo sát PISA 2015 của Việt Nam

Theo đó quy trình, kỹ thuật chọn mẫu do OECD chịu trách nhiệm, Việt Nam cung cấp danh sách các cơ sở giáo dục có học sinh tuổi 15 cho OECD, OECD chọn trường, gửi danh sách trường về cho Việt Nam, Việt Nam thống kê danh sách học sinh tuổi 15 gửi cho OECD; OECD chọn mẫu học sinh.

Theo danh sách chọn mẫu khảo sát chính thức PISA 2015, Việt Nam có 197 cơ sở giáo dục được chọn, trong đó có 01 trường nghề, 09 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 04 trường phổ thông liên cấp (cấp 2 và cấp 3), 04 trường phổ thông dân tộc nội trú, 28 trường THCS và 150 trường THPT. Mỗi trường có 35 học sinh tham gia và một số trường có số HS tuổi 15 ít hơn 35 em.

Sau khi đàm phán, OECD đồng ý cho Việt Nam lược bỏ 09 trường mẫu nhỏ, học sinh dưới 5 em tuổi 15. Tổng số mẫu trường tham gia khảo sát chính thức thực tế là 188 trường với 5.826 học sinh trên toàn quốc. Khảo sát chính thức PISA chu kỳ 2015 diễn ra tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2015.

Việt Nam tham gia chu kỳ đầu tiên là PISA 2012, chính thức triển khai các hoạt động của PISA vào tháng 3 năm 2010; OECD đã công bố kết quả PISA 2012 vào tháng 12/2013; Việt Nam đã hoàn thành PISA chu kỳ 2015 và hiện nay đang tiếp tục triển khai PISA chu kỳ 2018. Việt Nam tham gia PISA ngoài các mục đích chung giống như các quốc gia khác, Việt Nam còn có các mục đích cụ thể sau:

  • Tham gia PISA là một bước tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục;
  • Góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trên lớp học và đánh giá trên diện rộng theo hướng đánh giá năng lực của học sinh; phát triển tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
  • Tham gia PISA là bước chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục sau 2015, thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

Kết quả PISA là một minh chứng cho thấy giáo dục Việt Nam đã không ngừng vận động, đổi mới và phát triển trong thời gian qua, đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể. Điều này đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về giáo dục Việt Nam trong con mắt của chính người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Kết quả của Việt Nam và các nước tham gia PISA 2015

 

Science (Khoa học)

Reading (Đọc hiểu)

Mathematics (Toán học)

Các nước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

 

Mean

Score dif.

Mean

Score dif.

Mean

Score dif.

Điểm trung bình của OECD

493

-1

493

-1

490

-1

  1. Singapore

556

7

535

5

564

1

  1. Japan

538

3

516

-2

532

1

  1. Estonia

534

2

519

9

520

2

  1. Chinese Taipei

532

0

497

1

542

0

  1. Finland

531

-11

526

-5

511

-10

  1. Macao (China)

529

6

509

11

544

5

  1. Canada

528

-2

527

1

516

-4

  1. Viet Nam

525

-4

487

-21

495

-17

  1. Hong Kong (China)

523

-5

527

-3

548

1

  1. B-S-J-G (China)

518

m

494

m

531

m

  1. Korea

516

-2

517

-11

524

-3

  1. New Zealand

513

-7

509

-6

495

-8

  1. Slovenia

513

-2

505

11

510

2

  1. Australia

510

-6

503

-6

494

-8

  1. United Kingdom

509

-1

498

2

492

-1

  1. Germany

509

-2

509

6

506

2

  1. Netheriands

509

-5

503

-3

512

-6

  1. Switzerland

506

-2

492

-4

521

-1

  1. Ireland

503

0

521

13

504

0

  1. Belgium

502

-3

499

-4

507

-5

  1. Denmark

502

2

500

3

511

-2

  1. Poland

501

3

506

3

504

5

  1. Portugal

501

8

498

4

492

7

  1. Norway

498

3

513

5

502

1

  1. United States

496

2

497

-1

470

-2

  1. Austria

495

-5

485

-5

497

-2

  1. France

495

0

499

2

493

-4

  1. Sweden

493

-4

500

1

494

-5

  1. Czech Republic

493

-5

487

5

492

-6

  1. Spain

493

2

496

7

486

1

  1. Latvia

490

1

488

2

482

0

  1. Russia

487

3

495

17

494

6

  1. Luxembourg

483

0

481

5

486

-2

  1. Italy

481

2

485

0

490

7

  1. Hungary

477

-9

470

-12

477

-4

  1. Lithuania

475

-3

472

2

478

-2

  1. Croatia

475

-5

487

5

464

0

  1. CABA (Argentina)

475

51

475

46

456

38

  1. Iceland

473

-7

482

-9

488

-7

  1. Israel

467

5

479

2

470

10

  1. Malta

465

2

447

3

479

9

  1. Slovak Republic

461

-10

453

-12

475

-6

  1. Greece

455

-6

467

-8

454

1

  1. Chile

447

2

459

5

423

4

  1. Bulgaria

446

4

432

1

441

9

  1. United Arab Emirates

437

-12

434

-8

427

-7

  1. Uruguay

435

1

437

5

418

-3

  1. Romania

435

6

434

4

444

10

  1. Cyprus1

433

-5

443

-6

437

-3

  1. Moldova

428

9

416

17

420

13

  1. Albania

427

18

405

10

413

18

  1. Turkey

425

2

428

-18

420

2

  1. Trinidad and Tobago

425

7

427

5

417

2

  1. Thailand

421

2

409

-6

415

1

  1. Costa Rica

420

-7

427

-9

400

-6

  1. Qatar

418

21

402

15

402

26

  1. Colombia

416

8

425

6

390

5

  1. Mexico

416

2

423

-1

408

5

  1. Montenegro

411

1

427

10

418

6

  1. Georgia

411

23

401

16

404

15

  1. Jordan

409

-5

408

2

380

-1

  1. Indonesia

403

3

397

-2

386

4

  1. Brazil

401

3

407

-2

377

6

  1. Peru

397

14

398

14

387

10

  1. Lebanon

386

m

347

m

396

m

  1. Tunisia

386

0

361

-21

367

4

  1. FYROM

384

m

352

m

371

m

  1. Kosovo

378

m

347

m

362

m

  1. Algeria

376

m

350

m

360

m

  1. Dominican Republic

332

m

358

m

328

m

Kết quả của Việt Nam so với điểm trung bình của OECD ở 3 lĩnh vực Khoa học, Đọc hiểu và Toán học

 

PISA là tên gọi tắt của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới) khởi xướng và chỉ đạo. PISA là chương trình đánh giá học sinh có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Việt Nam tham gia PISA chu kỳ đầu tiên năm 2012, đã hoàn thành chu kỳ PISA 2015 và đang tiếp tục triển khai PISA 2018.

Đối tượng đánh giá là học sinh độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc  ở hầu hết các quốc gia. PISA tập trung đánh giá năng lực của học sinh ở ba lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học. Đến chu kỳ PISA 2012 đã phát triển thêm một số lĩnh vực đánh giá tự chọn như đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, đánh giá năng lực tài chính, đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Đến chu kỳ PISA 2018 phát triển thêm đánh giá năng lực công dân toàn cầu. PISA ở những chu kỳ đầu thực hiện bài thi trên giấy, từ chu kỳ 2012 đã có thêm hình thức đánh giá trên máy tính. Hiện nay, đến chu kỳ PISA 2015, 2018 chỉ còn khoảng 10 nước sử dụng bài thi trên giấy.

Nguồn thông tin: http://www.moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=4384

 
Những điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2017 PDF. In Email
Thứ ba, 06 Tháng 12 2016 13:50

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia lần 2, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi đến ngày 1/1/2017.

Những điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2017

Thí sinh có thể thi 2 bài tự chọn, lấy điểm bài cao hơn xét tốt nghiệp

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 tổ chức thi 5 bài: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với GDTX).

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài, gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi Khoa học Tự nhiên (KHTN) hoặc Khoa học Xã hội (KHXH); thí sinh GDTX phải dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi (KHTN hoặc KHXH).

Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi (KHTN và KHXH), điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh Giáo dục THPT có thể thi cả 5 bài thi, thí sinh GDTX có thể thi cả 4 bài để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.

Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi và các môn thành phần của bài thi KHTN, KHXH, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.

Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội du ng thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

Tổ chức thi tại mỗi tỉnh/thành phố

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GD&ĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp, hỗ trợ công tác tổ chức thi; thực hiện việc giám sát các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo.

Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban (gồm thành phần Trưởng Ban) để thực hiện các công việc của kỳ thi; bao gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách bài thi tự luận (gọi là Ban Làm phách); thành viên khác của các Ban do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

Điểm mới trong sắp xếp thí sinh dự thi

Theo dự thảo, phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang. Riêng phòng thi cuối cùng của buổi thi bài Ngoại ngữ (ở cùng Điểm thi), được xếp các thí sinh dự thi các bài Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo bài;

Một điểm mới đáng chú ý là: Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định. Thí sinh GDTX được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi KHXH.

Thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GD&ĐT cung cấp

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GD&ĐT cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với Sở GD&ĐT, giữa Sở GD&ĐT với Bộ GD&ĐT; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ GD&ĐT.

Có bộ phận chuyên trách sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thi; có địa chỉ thư điện tử và số điện thoại đăng ký với Bộ GD&ĐT

Các Hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GD&ĐT và hoàn thành việc đối chiếu giữa dữ liệu kết quả thi gửi về Bộ GD&ĐT với dữ liệu kết quả thi lưu tại Hội đồng thi.

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu thi của thí sinh; các Sở GD&ĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường ĐH, CĐ sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.

Chấm trắc nghiệm bằng máy với cùng một phần mềm của Bộ GD&ĐT

Chấm bài thi tự luận theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

Chấm bài thi trắc nghiệm: Các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD&ĐT cung cấp.

Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Thống nhất sử dụng mã môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm của mỗi môn thi tự luận, theo tiến độ chấm thi môn đó.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nhung-diem-dang-chu-y-trong-du-thao-quy-che-thi-thpt-quoc-gia-2017-2652355-v.html

 
«Bắt đầuLùi111213141516Tiếp theoCuối»

Trang 11 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD