French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
TP.HCM sẽ tổ chức thi thử THPT quốc gia PDF. In Email
Thứ bảy, 15 Tháng 10 2016 15:30

Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tổ chức thi thử cho học sinh khối 12 trên địa bàn thành phố với quy trình đảm bảo như kỳ thi THPT quốc gia.

Đây là thông tin Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo trong ngày13/10. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường có thể đăng ký tham gia để học sinh làm quen và không sử dụng kết quả đánh giá học sinh.

thi THPT quốc gia, thi THPT quốc gia 2017, thi 2017, lạm thu

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Sở GD-ĐT TP.HCM thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm từ các câu hỏi đề xuất của các trường, để phục vụ cho việc hướng dẫn giảng dạy và học tập của các trường.

Bên cạnh đó, theo báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT TP.HCM, trong hai tháng tháng 8 và 9, vẫn còn một số trường học chưa thực hiện nghiêm việc thu học phí và các khoản thu khác theo hướng dẫn của Sở và UBND quận, huyện. Các đơn vị còn tổ chức thu gộp ngay đầu năm học tạo bức xúc trong phụ huynh học sinh. Một số đơn vị thực hiện sai quy định về việc vận động hỗ trợ của phụ huynh.

Sở đề nghị các đơn vị trường học tuyệt đối không tổ chức thu gộp nhiều tháng, cả học kỳ hoặc cả năm. Những khoản thu hộ - chi hộ cần thông báo rõ cho phụ huynh biết.

Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn với những khoản thu theo chủ trương xã hội hóa cần có sự thỏa thuận tham gia tự nguyện của phụ huynh học sinh và phải có báo cáo, chấp thuận của các quận, huyện.

Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/333898/tp-hcm-se-to-chuc-thi-thu-thpt-quoc-gia.html

 
Sẽ đổi mới hệ thống đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc gia PDF. In Email
Thứ bảy, 15 Tháng 10 2016 15:19

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết sẽ có nhiều đổi mới về tổ chức đánh giá khảo thí ngoại ngữ trong thời gian tới.

Trước thực tế thi và cấp chứng nhận ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc có nhiều hiện tượng tiêu cực khó kiểm soát (Báo Thanh Niên đã phản ánh ngày 10 và 11.10), ông Mai Văn Trinh (ảnh), Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT, cho biết sẽ có nhiều đổi mới về tổ chức đánh giá khảo thí ngoại ngữ trong thời gian tới.
ông Mai Văn Trinh

Nhiều ý kiến nghi ngại về chất lượng chứng nhận ngoại ngữ theo khung 6 bậc của VN và nhiều bất cập khác. Bộ có nhận thấy thực tế đó?

Bộ đã nhận thấy thực tế mà dư luận phản ánh về chất lượng của các chứng nhận năng lực ngoại ngữ, cũng như những bất cập trong quá trình triển khai hoạt động khảo thí ngoại ngữ trong bối cảnh điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất còn có những khó khăn và chênh lệch giữa các địa phương, vùng miền của cả nước. Trong khi quy chế thi và cấp chứng nhận ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN đang chuẩn bị ban hành, Bộ chưa có quy định bắt buộc phải sử dụng một loại chứng chỉ, chứng nhận tiếng Anh cụ thể nào; việc quyết định sử dụng các chứng nhận tiếng Anh là do đơn vị tuyển dụng, sử dụng người lao động quyết định. Bộ đã có hướng dẫn các địa phương việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư hoặc giám đốc sở GD-ĐT (nếu được chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://thanhnien.vn/giao-duc/se-doi-moi-he-thong-danh-gia-nang-luc-ngoai-ngu-quoc-gia-755126.html

 
Hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22 PDF. In Email
Thứ bảy, 15 Tháng 10 2016 15:05

1. Có phải Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế Thông tư 30? Thông tư 22 được ban hành có gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường hiện nay?

Trả lời: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30 chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, khi Thông tư 22 có hiệu lực (từ ngày 06/11/2016), việc đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo các quy định của Thông tư 30 và những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Thông tư 22, thể hiện trong văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực tế chỉ có một số điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho giáo viên, nhà trường dễ dàng thực hiện hơn, khắc phục những khó khăn đã gặp phải khi thực hiện Thông tư 30 trong thời gian qua.

Các tư tưởng nhân văn: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,… trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.

Trong thời gian Thông tư 22 chưa có hiệu lực, giáo viên vẫn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

Thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực (ngày 06/11/2016) cũng chính là thời điểm chuẩn bị cho việc đánh giá giữa học kì I theo kế hoạch thời gian năm học 2016-2017. Do đó, việc ban hành Thông tư 22 sẽ không gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường.

2. Tại sao việc đánh giá định kỳ đối với từng môn học, hoạt động giáo dục và từng năng lực, phẩm chất lại theo ba mức?

Trả lời: Thông tư 30 quy định đánh giá học sinh về học tập theo hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành. Qua thực tiễn cho thấy việc quy định như vậy phần nào chưa động viên được những học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục ở mức độ tốt, mức cao hơn so với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mặt khác, tâm lí cha mẹ học sinh vẫn còn băn khoăn con mình đã hoàn thành nhưng muốn biết hoàn thành ở mức nào.

Để khắc phục tình trạng trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng môn học, hoạt động giáo dục được lượng hoá thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thànhChưa hoàn thành. Việc quy định như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập, để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếp tục vươn lên.

Cùng với mục đích trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá từng năng lực, từng phẩm chất học sinh theo ba mức: Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho hai mức quy định trong Thông tư 30 là Đạt, Chưa đạt.

Cũng tương tự như đánh giá từng môn học, hoạt động giáo dục, việc lượng hóa thành 3 mức như vậy sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học sinh. Từ đó giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn.

 

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://www.moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=4284

 
5 trường đại học sáng tạo nhất thế giới PDF. In Email
Thứ hai, 03 Tháng 10 2016 09:42

Đại học Stanford của Mỹ xếp vị trí quán quân trong top 100 trường sáng tạo nhất thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là đại diện duy nhất với 1 trường.

Hãng tin Reuters đã tổng hợp và công bố bảng xếp hạng 100 trường đại học sáng tạo nhất thế giới trong năm 2016. Trong top 100, có 46 trường ở Mỹ. Nhiều thứ hai là Nhật Bản với 9 trường, tiếp đến là Pháp và Hàn Quốc, mỗi nước 8 trường.
Trung Quốc có 2 trường. Ở khu vực Đông Nam Á có đại diện duy nhất là Đại học Quốc gia Singapore, xếp vị trí 64.
Tất nhiên, đáng chú ý nhất là 5 trường dẫn đầu. Toàn bộ đều là của Mỹ.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://thanhnien.vn/giao-duc/5-truong-dai-hoc-sang-tao-nhat-the-gioi-750070.html

 

 
Bộ Giáo dục chính thức sửa Thông tư 30 PDF. In Email
Thứ hai, 03 Tháng 10 2016 09:39

Bộ GD-ĐT vừa có Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Đánh giá học sinh tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT trước đây).

Thông tư 30

Thông tư 22 có hiệu lực từ ngày 6/11/2016.

Đánh giá học sinh theo 3 mức

Sau thời gian đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi, Bộ GD-ĐT đã không áp dụng các mức đánh giá A, B, C như dự kiến trước đây. Thay vào đó là các mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Thông tư 30 trước đây chỉ có 2 mức đánh giá là hoàn thành và chưa hoàn thành.

Cụ thể, ở Thông tư 22, việc đánh giá định kỳ có những sửa đổi và bổ sung như sau:

Vào giữa và cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: Hoàn thành tốt(thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục); Hoàn thành (thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục) và Chưa hoàn thành (chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục).

Đánh giá thường xuyên về học tập: Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết.

Giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Học bạ vào cuối năm học thay vì ghi ở cả kỳ 1 và cuối năm như Thông tư 30.


Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì.

Thêm bài kiểm tra giữa kỳ với lớp 4, lớp 5

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II.

Bộ GD-ĐT nhìn nhận đây là điểm thay đổi quan trọng trong Thông tư 22, nhằm giúp giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, phụ huynh có thêm thông tin về quá trình học tập của học sinh với hai môn học này. Học sinh qua đó cũng được làm quen dần với cách thức kiểm tra đánh giá của bậc học tiếp theo.

Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.

Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập…

Thông tư  22 cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức:  Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đây theo Thông tư 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt).

Giảm bớt sổ sách

Theo quy định trong Thông tư 22, sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ được thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kì loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh.

Giáo viên được trao quyền tự chủ theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.

Cụ thể, giữa học kì và cuối học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định.

Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Học bạ. Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc đi học trường khác.

Điều chỉnh cách khen thưởng

Thông tư 22 quy định khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá.

Thông tư 22 cũng quy định trách nhiệm chỉ đạo việc ra đề bài kiểm tra định kì cho hiệu trưởng, khắc phục được những bất cập trong việc thực hiện trước đây với Thông tư 30.

Giáo viên chủ nhiệm thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh.

Thông tư điều chỉnh này cũng nêu rõ trách nhiệm của hiệu trưởng: “Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá học sinh”.

 

Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/330212/bo-giao-duc-chinh-thuc-sua-thong-tu-30.html

 
«Bắt đầuLùi111213141516Tiếp theoCuối»

Trang 13 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD