French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trường Trung học Thực Hành-Khối chuyên ĐHSP
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển giáo dục mũi nhọn; rèn luyện năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh vào thực tiễn cuộc sống”
  
Sao lại bất nhất thế? PDF. In Email
Thứ sáu, 24 Tháng 12 2010 06:09

Sao lại bất nhất thế?

TT - Một cách đầy bất ngờ, không chỉ với dư luận mà với cả vài trăm trường ĐH trong cả nước khi biết thông tin Bộ GD-ĐT đang âm thầm triển khai thí điểm một phương án tuyển sinh ĐH, CĐ mới cho kỳ thi năm 2011: giao một số trường ĐH xây dựng “phương án tự chủ tuyển sinh”.

Với việc được “tự chủ tuyển sinh”, các trường ĐH do bộ lựa chọn dự kiến được tự ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, xét tuyển... thay vì phải áp dụng “3 chung” như lâu nay.

Nhưng chỉ sau hai ngày, những thông tin về kế hoạch thí điểm giao quyền tự chủ tuyển sinh được báo chí mổ xẻ với nhiều ý kiến khác nhau, Bộ GD-ĐT đã có văn bản thông báo: “Quá trình nghiên cứu phương án đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ đang ở giai đoạn đầu, còn phải qua nhiều bước, sau đó sẽ lấy ý kiến rộng rãi của xã hội và báo cáo các cấp có thẩm quyền trước khi áp dụng”.

Đồng thời bộ cũng khẳng định “phương án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 vẫn giữ ổn định như các năm trước”. Nếu như sự việc dừng ở đó, chắc hẳn dư luận đã có thể tạm yên tâm về sự cầu thị của Bộ GD-ĐT: lắng nghe ý kiến của dư luận, sẵn sàng điều chỉnh để có bước đi thận trọng hơn trong đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ.

Nhưng ngay sau đó trên một số tờ báo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: thông tin giao quyền tự chủ cho sáu trường ĐH là hiểu nhầm hoàn toàn. Bộ chỉ giao cho các trường nghiên cứu, không có việc bộ giao cho sáu trường ĐH xây dựng và thực hiện phương án “tự chủ trong tuyển sinh”.

Chắc chắn tuyên bố này của lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ lại gây băn khoăn trong dư luận và khiến sáu trường ĐH đã nhận được công văn - do chính Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký ngày 26-11 - phải hoang mang về sự bất nhất của bộ. Bởi trong công văn đó Bộ GD-ĐT đã viết rất rõ ràng: “Bộ GD-ĐT dự kiến trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2011 giao một số trường ĐH trọng điểm, đủ năng lực và kinh nghiệm quản lý tốt thực hiện chịu trách nhiệm toàn diện tất cả các khâu của công tác ra đề thi...” và “Để có căn cứ giao nhiệm vụ, Bộ GD-ĐT trân trọng đề nghị trường xây dựng phương án tự chủ tuyển sinh... gửi về Bộ GD-ĐT chậm nhất là ngày 15-12-2010”.

Và hai trong số sáu trường đã có công văn nhận lời đề nghị của bộ, đồng thời đang khẩn trương xây dựng đề án tự tổ chức tuyển sinh từ năm 2011 của mình. Không lẽ cả mấy trường ĐH này cũng đang “hiểu nhầm” chủ trương của bộ?

Những thay đổi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là những vấn đề cực kỳ nhạy cảm vì liên quan đến hàng triệu thí sinh, vài trăm cơ sở đào tạo và phía sau là cả xã hội. Chính vì vậy, lâu nay đã trở thành một quy ước “bất thành văn”, những chủ trương mới, những thay đổi lớn về phương thức tuyển sinh thường được bộ tuân thủ công bố trước kỳ thi một năm để thí sinh có sự chuẩn bị thích ứng.

Ngay cả những sửa đổi mang tính kỹ thuật trong quy chế hay phương thức thi cử, xét tuyển cũng phải chốt vào dịp hội nghị tuyển sinh tháng 1 hằng năm. Cũng vì mức độ nhạy cảm, liên quan đến số đông nên những chủ trương, thay đổi trong tuyển sinh thường phải được đưa ra lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ sở đào tạo, các chuyên gia và của xã hội trước khi chính thức ban hành.

Bởi vậy, việc Bộ GD-ĐT lần này âm thầm triển khai một nội dung thí điểm quan trọng, thay đổi hẳn phương thức tuyển sinh so với “ba chung” không thể không gây bất ngờ cho nhiều người.

Giao quyền tự chủ tuyển sinh về cho các trường là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và được xã hội cũng như các trường hoàn toàn ủng hộ, sẵn sàng hưởng ứng. Thực tế đã chứng minh bộ không thể làm thay mãi việc tuyển sinh đầu vào cho tất cả trường ĐH lớn bé, chất lượng đào tạo cao thấp... như hiện nay. Nhưng rõ ràng việc trả lại quyền tự chủ cho các trường phải có một lộ trình rõ ràng, công khai và thận trọng.

Đi liền với việc giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường, bản thân Bộ GD-ĐT cũng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt quản lý nhà nước: một ngân hàng đề thi sẵn sàng cung cấp cho các trường có nhu cầu, một quy chế tuyển sinh phù hợp...

THANH HÀ (Tuổi trẻ)

 
Giáo án điện tử là hiện đại? PDF. In Email
Thứ tư, 22 Tháng 12 2010 06:58

Giáo án điện tử là hiện đại?

TTO - Hiện nay, có rất nhiều người lầm tưởng dạy học bằng giáo án điện tử đồng nghĩa với phương pháp giáo dục chủ động, giáo dục hiện đại, và nghĩ mình dạy học bằng giáo án điện tử đồng nghĩa với hiện đại. Suy nghĩ đó có đúng không?

Giáo án điện tử, suy cho cùng, đó chỉ là một phương tiện giảng dạy với mục đích làm cho bài học sống động hơn, có nhiều ví dụ thực tế trực quan hơn, và nếu biết phát huy thì rõ ràng sẽ thu hút học sinh hơn.

Ví dụ, trong môn lịch sử, khi nói về Điện Biên Phủ, với giáo án điện tử, các học sinh được xem những hình ảnh, những phim tư liệu… nói về Điện Biên Phủ xưa và nay. Trong môn sinh vật, khi học về một loài động vật nào đó, các em được xem những hình ảnh trực quan về động vật đó... Có như thế giáo trình điện tử sẽ phát huy được ưu thế so với giáo án truyền thống.

Thế nhưng, nếu cho rằng giáo án điện tử là có thể thay thế tất cả thì đó lại là sai lầm. Giáo án điện tử chỉ phát huy tác dụng khi người sử dụng (người thầy) phải thật sự giỏi chuyên môn, kết hợp linh hoạt giữa hình ảnh và khả năng thuyết trình, gợi mở - năng lực làm chủ buổi thuyết giảng với sự tham gia tích cực của học sinh.

Một bài giảng có hay đến cỡ nào nhưng thiếu những ví dụ mang tính trực quan rõ ràng chưa đủ. Mặt khác bài giảng có đầy những hình ảnh trực quan, thế nhưng người thầy không đủ sức liên kết, khai thác một cách hợp lý các ví dụ ấy, nhiều khi học sinh còn rối thêm; chẳng hiểu bản chất của vấn đề mà chỉ thấy bề ngoài của những ví dụ trực quan một cách thoáng qua.

Một vấn đề khác cần đề cập đến, đó là năng lực hiểu biết thấu đáo về kỹ thuật trình chiếu. Một trong những nguyên tắc của trình chiếu PowerPoint là “8 x 8”. Có nghĩa là một khi sử dụng phương pháp trình chiếu khi thuyết giảng (trong điều kiện kích cỡ màn hình phổ thông như hiện nay là 2m x 2m) thì số lượng người tối đa không quá 64 người (8x8); màn hình không quá 8 dòng chữ, mỗi dòng không quá 8 từ.

Nguyên tắc này đảm bảo tất cả mọi người có thể nhìn rõ những gì diễn ra trên màn hình. Muốn như vậy, người thầy phải có khả năng khái quát các nội dung chủ yếu của bài học trước khi trình chiếu, tránh trường hợp đưa nguyên một trang Word lên màn hình với những dòng chữ li ti (đây là hiện tượng phổ biến hiện nay).

Ngoài ra, một hiện tượng phổ biến khác là khi người thầy giảng bài bằng giáo án điện tử thường đứng “chết” tại máy tính và hoàn toàn lệ thuộc vào nội dung giáo án. Đây là điều tối kỵ. Một buổi học sống động khi có sự kết nối giữa thầy giáo với học sinh. Việc đứng một chỗ rõ ràng làm hạn chế sự gần gũi giữa thầy và trò.

Người thầy chỉ nên sử dụng phương pháp trình chiếu khi cần thiết, không phải bài giảng nào cũng cứ chiếu hình.

Tôi đã từng học những người thầy, mặc dù không có giáo án điện tử, nhưng vẫn cuốn hút người học từ đầu đến cuối bằng lối thuyết trình hài hước, dí dỏm và những kiến thức rộng lớn. Thầy đọc thơ, kể những câu chuyện thực tế làm tôi cảm thấy sự kiện ấy hiển hiện ngay trước mắt.

Tôi cũng đã từng học các buổi học bằng phương pháp trình chiếu giáo án điện tử, có hình ảnh, có phim minh họa, nhưng thật sự học xong chẳng hiểu gì cả.

Tôi đã từng ước nếu kết hợp mặt tối ưu giữa hai phương pháp thuyết giảng nêu trên có lẽ tôi sẽ có một buổi học tuyệt vời.

Xin có vài lời chia sẻ.

NGUYỄN THANH NHỰT(Theo Tuổi trẻ)

 

 
«Bắt đầuLùi31323334353637Tiếp theoCuối»

Trang 37 trong tổng số 37


 Tin mới: 

Ra quân đội tuyển học sinh giỏi TP 2019

Ngày 4 – 03 – 2019, Trường trung học Thực hành ĐHSP đã có buổi họp mặt các học sinh giỏi trong đội tuyển HSG cấp TP trước ngày ra quân (đội tuyển Trường THTH gồm 106 thành viên gồm các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa lí, Văn, Anh). Kỳ thi học sinh giỏi cấp TP năm 2019 được tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Bùi Thị Xuân. Đến dự có...

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM STT Tên Lớp Giải 1 Lương Tiểu Vy 10CT Nhất 2 Văn Bội Hân 12CT Nhì 3 Văn Bội Hân 12CT Ba 4 Huỳnh Thiên Kim 10CT KK 5 Đào Võ Minh...
 

 Đang truy cập: 

Hiện có 1336 khách Trực tuyến

 Tin Mới 

Ra quân đội tuyển học sinh giỏi TP 2019

Ngày 4 – 03 – 2019, Trường trung học Thực hành ĐHSP đã có buổi họp mặt các học sinh...

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP...

Tổ Toán thực hiện tiết dạy học theo chủ đề “Ứng dụng mặt tròn xoay trong đời sống”

Ngày 30/10/2018, Tổ Toán có tiết dạy học theo chủ đề “Ứng dụng mặt tròn xoay trong đời...

BMI tổ chức hội thảo tư vấn du học tại TH Thực hành ĐHSP

Ngày, 18/10/2018, BMI đã tổ chức buổi hội thảo tư vấn du học tại TH Thực hành ĐHSP. Với...

THÔNG TIN 3 CÔNG KHAI TRƯỜNG THPT NĂM 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH     CỘNG HÒA XÃ...

Lịch công tác tuần 5 (17/9/2018 đến 23/9/2018)

Lịch công tác tuần 5 (17/9/2018 đến 23/9/2018) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP....

HS THTH ĐHSP đọat giải Nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia 2017


HS THTH ĐHSP đọat giải Nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia 2017

Lễ khai giảng năm học 2015-2016

Lễ khai giảng năm học mới 2015-2016 đã được tổ chức lúc 7g, ngày 5-9-2015 tại nhà thi...

 Weblink 

 Truy Cập