CÁ THU SỐT CÀ In
Thứ hai, 24 Tháng 9 2012 11:09

CÁ THU SỐT CÀ

Một gia đình bình thường không dư dả sẽ ra sao nếu thiếu hụt? Tôi chưa từng quan tâm đến câu hỏi này cho đến khi tôi buộc lòng phải suy nghĩ về nó.

Đầu tháng tư,bố mất việc khi còn hai năm nữa mới đến tuổi hưu. Hai năm không phải là một quãng thời gian dài nhưng nó đủ để chị hai học xong Đại học còn tôi sẽ vào năm nhất. Rồi sẽ phụ với chị hai kiếm part – time lo tiền học cho bé út. Nhưng không,không phải là hai năm sau, không phải là tương lai mà là hiện tại, bố rời công ty với hơn ba mươi triệu tiền hưu sau gần mười mấy năm làm việc miệt mài và cần mẫn. Bỗng chốc, trụ cột kinh tế duy nhất trong gia đình tôi sụp đổ. Trước đây với hơn bốn triệu một tháng bố mang về chỉ đủ để chi trả những chi phí sinh hoạt và tiền học của ba chị em tôi. Bây giờ với 30 triệu ấy – bảy tháng tiêu dùng và sau đó thì sao? Gia đình tôi sẽ ra sao? Tôi cũng đã từng nghĩ đến viễn cảnh mình sẽ phải nghỉ học nhưng lại bất giác rùng mình một cái,nước mắt chực trào khi nhìn thấy bố lặng lẽ suy tư,ưu phiền.

Kể từ khi nghỉ làm,bố ít nói hẳn đi và hay trầm ngâm, thở dài, tôi biết bố buồn, buồn vì công ty đã sa thải bố không mảy may nghĩ đến mười mấy năm bố đã phục vụ tận sức, nhưng buồn hơn vì bố sẽ không thể lo cho gia đình một cách chu đáo được nữa. Kể từ khi nghỉ làm, bố chỉ quanh quẩn với những công việc của mẹ: dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn…và có vẻ hài lòng với vị trí mới. Còn mẹ, mẹ bắt đầu tham gia tổ thêu gia công của phường để kiếm thêm thu nhập – dù đó là nên là “nhiệm vụ” của bố - theo như tôi nghĩ. Vì công việc nên mẹ phải đi từ sáng đến tối, thế nên bố lại càng “ bành trướng” phạm vi hoạt động và dần trở thành một người nội trợ theo đúng nghĩa. Điều đó làm tôi rất bất bình.Những lúc nhìn thấy bố cặm cụi ủi từng cái áo,vá từng chiếc quần và xách giỏ đi chợ tôi đều cảm thấy bố rất nhu nhược. Đáng lẽ bố phải là người tìm kiếm việc làm mới để trang trải kinh tế, đáng lẽ bố phải là người sốt sắng tìm lối thoát cho tình cảnh gia đình tôi lúc này. Nhưng không, bố an nhàn với công việc nội trợ và dồn hết lên vai mẹ. Người bố luôn cứng rắn đôi lúc gia trưởng trong lòng tôi đâu rồi? Người bố với lối suy nghĩ có phần cổ hữu “đàn bà việc bếp” nay sao lại đột nhiên thay đổi ? Càng nghĩ tôi càng thấy khó chịu và có phần khi thường bố. Nhưng bố thì vui vẻ hơn trước, lại còn hay hỏi han chị em chúng tôi thích ăn món gì bố sẽ nấu. Chị hai và bé út thì luôn chọn những món rẻ tiền vì biết rằng nhà tôi cần phải dè xẻn chi tiêu. Còn phần tôi, một bữa đi học về, do đã sẵn bực bội đám bạn nên khi nhìn thấy bố cầm cây lau nhà chạy ra mở cửa và hỏi xem tôi muốn ăn gì trưa mai, tôi chỉ trả lời cộc lốc:

- Cá thu sốt cà – rồi bước vào trong không ngoái lại nhìn

Tôi biết bố sẽ không mua được vì hai khoanh cá thu nhỉnh hơn lòng bàn tay đã có giá hơn 40 nghìn và với tình cảnh gia đình tôi hiện nay, món ăn đó được xem là quá xa xỉ. Nhưng trên tất cả, tôi chỉ muốn bố biết công việc nội trợ không dành cho bố.

Nhưng bất ngờ hơn, ngày hôm sau khi trên đường sang trường đón bé út,bố đã gọi cho tôi và nói:

-Hai con gái của ba về nhà sớm nhé,hôm nay có món con thích đấy, cá thu sốt cà. Tuy nó hơi đắt nhưng đó là món con thích và bố đã hứa sẽ nấu cho con ăn. Con đừng lo về giá của nó, bố đã phải kì kèo dữ lắm mới lấy được hai khoanh cá với giá chỉ hơn hai mấy nghìn, bố phải trả giá lâu lắm cô ấy mới chịu bán,con thấy bố siêu không?

Nghe giọng nói hồ hởi như khoe của bố tôi lại càng tức giận. Tại sao bố không chịu hiểu công việc này không dành cho bố? Chẳng lẽ bố cứ muốn dành khoảng thời gian còn lại để trả giá kì kèo từng món hàng ngoài chợ hay sao?

-Vâng, con về ngay – Tôi đáp lạnh lùng.

Từng câu hỏi chạy ngổn ngang trong lòng tôi đến khi tôi đến trường bé út,tôi giục nó :“lên xe” rồi chạy nhanh tới quán trà sữa gần đó,tôi không muốn về nhà lúc này,không muốn nhìn thấy bộ dạng một người nội trợ của bố,ước gì đây chỉ là giấc mơ để khi trở về, chính mẹ là người dịu dàng chạy đến mở cửa cho tôi,chứ không phải bố.

Tuy vậy,bé út không đồng ý với ý định của tôi, nó lắc đầu nguầy nguậy:

-Không, bé không uống đâu, mình về nhanh đi để bố chờ, hôm nay bố nói với bé là sẽ nấu món chị ba thích đó, mình về nha chị ba.

Nhưng tôi ngạt phắt là đẩy nó vào chỗ ngồi,tôi nạt: “uống đi” làm nó líu ríu làm theo,mắt nhìn tôi sợ hãi. nhìn nó,tôi bâng quơ hỏi :

-Bé thấy bố có khác trước không?

Khác với sự tưởng tượng của tôi về câu trả lời liên quan đến việc nội trợ của bố,bé út hồn nhiên trả lời:

-Dạ có,bé thấy bố cười nhiều hơn nè,bố hay chơi với bé nữa,bố làm ngựa cho bé cưỡi vui lắm. Lúc trước bố về lúc nào cũng than đau lưng và mệt mỏi không chơi với bé được,lại còn ngay cáu gắt,mỗi khi bé thấy bố nhăn mặt,bé sợ lắm. Ước gì lúc nào bố cũng như vậy thì hay biết mấy,chị ba ha!

Tôi chợt ngớ ra,những gì con bé nói làm tôi nhớ lại lúc trước khi tôi hỏi mẹ vì sao không giục bố đi kiếm việc làm khác,mẹ chỉ nhìn tôi dịu dàng:

-Vì bố không thích. Con biết đó,một người như bố đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều để quyết định ở nhà. Nhưng cuối cùng,bố muốn ở nhà chăm sóc các con,bù lại quãng thời gian bố đã không ở bên gần gũi. Hơn nữa,mẹ cũng không muốn ép bố làm điều bố không thích. Tiền không mua được hạnh phúc và mẹ đã sống với bố hơn hai mươi năm để thấu hiểu điều đó

Nhưng lúc ấy,tôi chỉ nghĩ : “Không có tiền thì làm được gì nữa”.

Trước đến giờ,tôi chỉ mang những điều tôi ngưỡng mộ về một người đàn ông biết kiếm ra tiền,không chịu đầu hàng trước nghịch cảnh mà áp đặt vào bố nên đã không thể chấp nhận việc bố trở thành một người nội trợ,suốt ngày quanh quẩn trong xó bếp. Tôi chỉ muốn bố kiếm việc làm mới mà quên nghĩ đến việc bố đã 53 tuổi – cái tuổi quá khó để người ta bắt đầu một công việc mới,những thử thách và xô đẩy mới chỉ dành cho thế hệ sau bố. Ở cái lứa tuổi ấy người ta thường tìm về với sự an nhàn và bình yên trong gia đình,chăm sóc con cái và dành thời gian cho những người thân yêu. Tôi còn nhớ trước đây,khi tôi đi học cũng là lúc bố rời khỏi nhà và bố trở về với một tâm trạng mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng đến nỗi chị em tôi không ai dám lại gần tiếp xúc với bố,nói chi là trò chuyện. Có lúc tôi đã trách bố mải kiếm tiền mà bỏ quên chị em tôi. Vậy mà bây giờ,bố đang ở nhà vì ba chị em tôi mà tôi lại không biết quý trọng,lại còn hay cáu gắt và không hài lòng với những việc bố làm , tôi thật là một đứa con bất hiếu.

-Chị ba đừng giận bố nữa nha, bố thương chị ba lắm – Nó nhìn tôi bằng cặp mắt tròn xoe, tôi xoa đầu nó,b é út nhà tôi lớn thật rồi . Tôi gật đầu:

-Mình về nhà nha bé.

Nó đứng bật dậy như chờ câu nói của tôi từ lâu lắm .

Về đến nhà, tôi thấy bố đã thiếp ngủ trên chiếc ghế mây trước nhà,tay cầm chùm chìa khoá cổng. Bên trong,bàn ăn với món cá thu sốt cà đã được dọn sẵn…

(Đỗ Minh Ngọc – 12D1)